Lối thoát nào cho người dân chưa được giải ngân hết gói vay 30.000 tỉ

Người mua nhà hoảng loạn khi sắp hết gói vay ưu đãi 30.000 tỉ

Sau khi nhiều ngân hàng thông báo sẽ áp dụng lãi suất thương mại (khoảng 10%/năm) cho những người được giải ngân sau ngày 01/06/2016, nhiều khách hàng bật ngửa bởi nếu phải chịu mức lãi suất cao như vậy, kế hoạch trả nợ của họ sẽ bị đảo lộn, nhiều khả năng không trả nợ được ngân hàng.

Lối thoát nào cho người dân chưa được giải ngân hết gói vay 30.000 tỉ

Lối thoát nào cho người dân chưa được giải ngân hết gói vay 30.000 tỉ

Câu chuyện của Chị Xuyến (Cầu Giấy, Hà Nội) là một ví dụ. Chị kí hợp đồng vay mua nhà ưu đãi 800 triệu, đến nay mới giải ngân được 500 triệu. Chị chia sẻ sau ngày 01/06/2016 sẽ phải trả lãi theo lãi suất thị trường, và như thế số tiền mỗi tháng phải trả đột nhiên tăng lên. Ngoài ra, khi kí hợp đồng chị cũng đã tìm hiểu kĩ thông tư của ngân hàng nhà nước. Tại thời điểm năm 2015, lúc đó giải ngân mới được 26% của 30.000 tỉ nên chị hi vọng ngân hàng nhà nước sẽ gia hạn gói vay ưu đãi. Nếu ngân hàng nhà nước không gia hạn thì đây là thiệt thòi lớn cho người dân bởi khi thời gian giải ngân còn hơn 1 năm thì nhà nước mới ban hành hàng loạt chính sách cởi trói. Tóm lại chỉ có chủ đầu tư và ngân hàng là hưởng lợi, còn người gánh chịu thiệt thòi là người dân thu nhập thấp.

Câu chuyện của chị Xuyến là câu chuyện chung của nhiều người đã lỡ kí hợp đồng vay mua nhà giá rẻ, vấn đề quan tâm nhất hiện giờ là có lối thoát nào giảm tối đa gánh nặng nợ nần hay không.

Chủ thầu đề nghị đẩy nhanh tiến độ thanh toán hợp đồng

Trong tình cảnh như chị Xuyến, chỉ còn cách giải ngân càng sớm càng tốt, giải ngân sớm đồng nào sẽ giảm gánh nặng lãi suất đồng đó. Nhiều chủ đầu tư đã đề nghị người vay mua nhà đẩy nhanh tiến độ giải ngân tiền vay nhiều nhất có thể trước 01/06. Nghĩa là chủ đầu tư thuyết phục người mua nhà đồng ý thanh toán hợp đồng trước tiến độ để được ngân hàng giải ngân trước 01/06/2016. Tuy nhiên, cách giải quyết này khiến khách hàng phải suy tính nhiều.

Thứ nhất, cái lợi của người mua nhà là họ sẽ được hưởng lãi suất ưu đãi cho khoản giải ngân trước ngày 01/06. Còn hiểm họa là nếu sau khi chấp nhận giải ngân nhanh hơn tiến độ thi công, lỡ chủ đầu tư nhận tiền mà sử dụng vào mục đích khác hoặc bàn giao nhà chất lượng không như cam kết thì người lãnh phần thiệt là người mua nhà.

Thứ hai, cho dù chủ thầu có sử dụng đúng mục đích và giao nhà đúng nha cam kết thì khoản giải ngân tối đa cũng chỉ lên tới 70% giá trị hợp đồng khi chưa bàn giao nhà theo quy định của nhà nước.

Nếu ngân hàng nhà nước vẫn không thay đổi ý định, đối tượng chịu thiệt thòi cuối cùng là người mua nhà.

Hiện nay, các ngân hàng đã cam kết cho vay hơn 28.800 tỷ đồng (đạt 96%) trong gói tín dụng 30.000 tỉ. Được biết, Hiệp hội bất động sản cũng vừa có kiến nghị kéo dài vô thời hạn gói 30.000 tỉ bởi theo hiệp hội, mặc dù thị trường bất động sản đã tăng trưởng mạnh mẽ, song còn nhiều người thu nhập thấp vẫn cần sự hỗ trợ rất lớn từ Nhà nước để giảm bớt gánh nặng lãi suất khi mua nhà.

Đánh giá bài viết
Lối thoát nào cho người dân chưa được giải ngân hết gói vay 30.000 tỉ
Rate this post

Gửi yêu cầu tư vấn