Mục lục
Một vài nét tiểu sử về ông Nguyễn Đức Vinh – Tổng giám đốc ngân hàng VPBank
Tổng Giám đốc Nguyễn Đức Vinh là một doanh nhân người Việt Nam sinh ngày 16/09/1958 tại Hưng Yên, số CMND: 010271710. Địa chỉ: Nhà C10, số 142 Đội Cấn, Quận Ba Đình, Tp Hà Nội.
Hiện Ông Nguyễn Đức Vinh đang sở hữu 32.418.442 số lượng cổ phiếu VPB tương đương 1,281% cổ phần ngân hàng VP Bank, ước tính có giá trị hơn 1.300 tỷ đồng.
Tổng Giám đốc Nguyễn Đức Vinh (Nguồn: Timviec365)
Hiện nay Ông Vinh là Thành viên Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc VPBank (Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng). Ông được đánh giá là người có nhiều chính sách, chiến lược quyết đoán đem lại nhiều hiệu quả kinh doanh đưa VPBank phát triển mạnh mẽ. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, khi lãnh đạo VPBank ông đã mở ra nhiều sản phẩm mới, nâng cấp chất lượng dịch vụ của ngân hàng.
Quan hệ gia đình
Bố của tổng Giám đốc Nguyễn Đức Vinh là ông Nguyễn Văn Sâm, mẹ là Phạm Thị Thanh.
Năm 1987, ông Nguyễn Đức Vinh đã kết hôn với bà Đỗ Quỳnh Ngân sinh năm 1956. Cùng năm, họ có với nhau 1 con trai là Nguyễn Đức Giang.
- Bà Đỗ Quỳnh Ngân (vợ ông Vinh) sở hữu 16.181.700 cổ phiếu VPBank tương đương 0,64% cổ phần VPBank có giá trị 650 tỷ đồng.
- Ông Nguyễn Đức Giang (con trai ông Vinh) sở hữu 10.061.971 cổ phiếu VPB tương đương 0,398% cổ phần VPBank có giá trị 400 tỷ đồng.
Chức vụ đảm nhiệm
Ông Vinh từng đảm nhiệm những chức vụ quan trọng như sau:
- 1982 – 1984: Ông thuộc đơn vị D153 – F356, D200 – F326 Quân khu 2.
- 984 – 1989: Làm cán bộ Vụ quan hệ quốc tế Tổng cục hàng không dân dụng Việt Nam.
- 1989: Tại tổng công ty Hàng không Việt Nam ông làm cán bộ Phòng Kinh tế đối ngoại. 2 năm sau, ông trở thành Phó ban kiêm Trưởng phòng thị trường Ban vận tải.
- 1993 – 1996: Ông Nguyễn Đức Vinh làm Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines.
- 1998 – 1999: Sau 2 năm học cao học ở Pháp và Mỹ, ông Vinh trở về Việt Nam làm Trợ lý cao cấp của Tổng giám đốc Tổng công ty hàng không Việt Nam.
- Năm 1999: Ông Vinh chính thức bước chân vào lĩnh vực ngân hàng và trở thành giám đốc sau đó một năm.
- 7/2012 – Nay ông làm Tổng giám đốc Ngân hàng Việt Nam thịnh vượng (VPBank)
CEO VPBank Nguyễn Đức Vinh (Nguồn: Timviec365)
Quá trình học tập
Ông Nguyễn Đức Vinh từng du học ở 2 đất nước Pháp và Mỹ với những thành tựu xuất sắc. Ông có trình độ chuyên môn thạc sỹ quản trị kinh doanh, tốt nghiệp MBA ở Pháp, từng nhận học bổng Fulbright du học ở Mỹ.
Quá trình công tác
- Từ 1982 – 1984: Bộ đội thuộc đơn vị D153-F356; D200-F326 Quân khu 2.
- Từ 1984 – 1989: Cán bộ Vụ quan hệ quốc tế Tổng cục hàng không dân dụng Việt Nam.
- Từ 1989 – 1991: Cán bộ Phòng kinh tế đối ngoại Tổng công ty hàng không Việt Nam.
- Từ 1991 – 1993: Phó ban kiêm trưởng phòng thị trường Ban vận tải, Tổng công ty hàng Không Việt Nam.
- Từ 1993 – 1996: Phó Tổng giám đốc Công ty hàng không quốc gia Việt Nam Airlines.
- Từ 1996 – 1997: Học cao học Quản trị kinh doanh tại Pháp và Mỹ.
- Từ 1998 – 1999: Trợ lý cao cấp Tổng Giám đốc Vietnam Airlines.
- Từ 2012 – 2013: Tổng Giám đốc VPBank (Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng).
- Từ 2012 – 2015: Thành viên HĐTV Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng.
- Từ 2013 – nay: Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc VPBank.
- Từ 2014 – nay: Thành viên HĐTV FE Credit.
Khen thưởng
Với những gì đã cống hiến, công tác và làm việc trong ngành tài chính – ngân hàng ông Vinh đã được trao tặng và khen thưởng những danh hiệu như: Doanh nhân nổi bật tại Việt Nam (2011), là người được cho là có mức lương cao nhất trong giới lãnh đạo tại Việt Nam (khoảng 1 triệu USD/năm), và thuộc Top 200 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam hiện nay.
Ngoài ra ông được bộ Tài chính chọn là người đứng đầu đoàn để đàm phán với Tập đoàn Temasek (Singapore) trong thương vụ đầu tư vào hãng hàng không Pacific Airline năm 2005.
Sự phát triển của VPBank dưới sự dẫn dắt của ông Nguyễn Đức Vinh
Dưới sự dẫn dắt của Ông Nguyễn Đức Vinh VPBank đã phát triển từng bước theo mỗi năm, cụ thể:
Năm 2012: Vào tháng 10/2012, sau 3 tháng khi nhận chức, ông Vinh thành lập Khối Khách hàng Doanh nghiệp SME trên cơ sở tách từ Khối Khách hàng Cá nhân và SME. Và phát triển thành công với hơn 22.000 khách hàng doanh nghiệp vừa, nhỏ sau 3 tháng tiếp theo và hoàn thành xây dựng 5 Trung tâm Khách hàng Doanh nghiệp SME.
Sự phát triển của VPBank dưới sự dẫn dắt của ông Nguyễn Đức Vinh (Nguồn: Batdongsanexpress)
Năm 2013: Hoạt động kinh doanh SME đạt tăng trưởng tín dụng tới 40%, tăng trưởng huy động 72%.
Năm 2014: Tăng trưởng tín dụng đạt mức khá cao 25%, huy động tăng tới 58%. Con số này năm 2015 lần lượt ở mức cao 30% và 54%. Năm 2016 và năm 2017, tăng trưởng tín dụng mảng SME của VPBank đạt 30% và 20%.
Giữa năm 2014, VPBank chính thức mua lại Công ty Tài chính Than – Khoáng sản Việt Nam có vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng và đổi tên thành Công ty Tài chính Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPB FC). Sau khi có được giấy phép, Tổng giám đốc Nguyễn Đức Vinh thực hiện tách hoạt động tín dụng tiêu dùng khỏi ngân hàng, đưa về VPB FC để hoạt động dưới pháp nhân độc lập, với thương hiệu FE Credit.
Hiện nay, VPBank là ngân hàng có số vốn điều lệ lớn thứ 8 Việt Nam, và là ngân hàng tư nhân có vốn điều lệ lớn thứ 3 Việt Nam với số vốn 25.300 tỷ đồng (1,3 tỷ đô).
Năm 2020: Doanh thu (TOI) đạt hơn 39 nghìn tỷ, tăng trưởng 7,4% so với năm trước và gấp gần 30 lần so với năm 2010 (1.309 tỷ đồng). Lợi nhuận trước thuế đạt hơn 13 nghìn tỷ đồng, hoàn thành 127,5% kế hoạch đề ra đầu năm, tăng trưởng 26,1% so với năm 2019 và tăng gấp 30 lần so với năm 2010, trong đó, lợi nhuận tại ngân hàng riêng lẻ đóng góp tới 71% vào lợi nhuận hợp nhất.
Đầu tháng 02/2020, Brand Finance – tổ chức định giá thương hiệu hàng đầu thế giới vừa công bố danh sách bình chọn 500 thương hiệu ngân hàng, VPBank đã tăng 81 bậc, vượt lên vị trí thứ 280 (năm 2019 là vị trí thứ 361), và trở thành ngân hàng tư nhân Việt Nam đầu tiên lọt vào Top 300 ngân hàng có giá trị thương hiệu nhất thế giới.
Cuối 2020, tổng tài sản VPBank đạt hơn 419 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 11,1% so với năm trước và tăng hơn 7 lần so với năm 2010 (59.807 tỷ đồng), tổng dư nợ cho vay khách hàng đạt hơn 320 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 19% so với năm trước và gấp hơn 11 lần so với năm 2010. Nợ xấu được kiểm soát tốt duy trì ở mức dưới 3%, đạt 2,9% tại cuối năm 2020, trong đó tại ngân hàng riêng lẻ lần đầu tiên nợ xấu xuống dưới 2%.
Hơn hết, trong vòng 5 năm giai đoạn 2016 – 2020, VPBank đã nộp thuế gần 12.000 tỷ đồng cho ngân sách, trong đó riêng ngân hàng mẹ nộp thuế gần 6.200 tỉ đồng, luôn đứng trong top các doanh nghiệp nộp thuế cao nhất nước, xếp thứ tự 18, đứng thứ 3 trong số các doanh nghiệp có vốn tư nhân.
Trên đây là thông tin về Giám đốc Ngân hàng VPBank ông Nguyễn Đức Vinh. Hy vọng bài viết sẽ đem lại thông tin hữu ích cho bạn đọc.
(Thông tin tham khảo tại: VPBank, Wikipedia, báo adautu, Báo doanh nghiệp hội nhập, cafef, timviec365, Vietnanfinance, doanhnhanvn).