Mục lục
Lịch sử phát triển
Ra đời trước tiên ở Bắc Mỹ và Châu Âu, chỉ trong vòng 20 năm trở lại đây, vay vốn tiêu dùng cá nhân có tốc độ phát triển nhanh chóng. Theo số liệu năm 2012, có hơn 25 nghìn tỷ USD dư nợ cho vay ở khu vực này. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng nhanh nhất lại ở các quốc gia đang phát triển như Mỹ La tinh, châu Á – Thái Bình Dương…
Tại Việt Nam, tính đến cuối năm 2013, tổng dư nợ cho vay tiêu dùng đạt khoảng 188.000 tỷ đồng, tăng 12% so với cuối năm 2012 và tương đương 5,2% GDP. Hết năm 2014, tổng dư nợ đạt trên 225.000 nghìn tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2013 và chiếm 6% GDP. Điều đó cho thấy hình thức vay này đầy hứa hẹn và ẩn chứa rất nhiều tiềm năng phát triển.
Khách hàng được tư vấn về vay tiêu dùng trả góp
Ảnh hưởng của vay tiêu dùng đến các đối tượng trong nền kinh tế
Về phía chính phủ, đây là công cụ đắc lực thúc đẩy nền kinh tế. Vay tiêu dùng hỗ trợ chính phủ tăng cung tiền, qua đó tăng cầu thị trường, tăng cường lưu thông hàng hóa, tạo cơ hội việc làm và khuyến khích các doanh nghiệp, chủ đầu tư phát triển mở rộng sản xuất. Tuy nhiên, vay tiêu dùng là sản phẩm còn tương đối mới, đòi hỏi chính phủ cũng phải quan tâm giám sát chặt chẽ đảm bảo sự minh bạch rõ ràng, tránh để hình thức vay này trở thành “cho vay nặng lãi”.
Về phía chủ cho vay là các tổ chức tín dụng, ngân hàng và các công ty tài chính, do không được cầm cố tài sản mà chỉ dựa vào uy tín khách hàng để cho vay nên khả năng bị nợ xấu là rất lớn. Những chủ thể cho vay phải điều tra thật kĩ càng hồ sơ lí lịch khách hàng trước khi quyết định cho vay. Tuy nhiên đây là gói sản phẩm rất đông khách hàng có nhu cầu. Tuy khoản cho vay nhỏ nhưng lãi suất khá cao. Nếu cho vay được nhiều sẽ mang lại nguồn thu không nhỏ. Do đó, loại sản phẩm này được các tổ chức trên tích cực cải tiến và giới thiệu cho người tiêu dùng.
Lãi suất cao, chế độ phạt nghiêm khắc đã khiến nhiều khách hàng e dè khi quyết định sử dụng hình thức vay trên. Tuy nhiên, những khuyết điểm này không đáng so với những gì vay tiêu dùng mang lại. Thứ nhất, tạo cơ hội cho những người bị ngân hàng từ chối có thể tiếp cận nguồn tài chính, nâng cao chất lượng đời sống. Thứ hai, giúp người tiêu dùng nắm bắt cơ hội tốt hơn. Cho vay tín chấp có khả năng cung cấp nhanh nguồn tài chính, hỗ trợ khách hàng chộp lấy thời cơ. Thứ ba, góp phần gia tăng hiểu biêt về tài chính, vì vậy giúp họ quản lí tốt hơn nguồn tài chính cá nhân, tạo nền tảng để họ có thể tham gia các dịch vụ tài chính khác.
Vay tiêu dùng trong tương lai
Không chỉ mở rộng về quy mô dư nợ cho vay mà cả tính chất phức tạp của các khoản vay cũng sẽ tăng lên như cho vay theo lương, cho vay đồng cấp, vay mua sản phẩm trả góp đã và đang phát triển ở rất nhiều quốc gia nhằm đáp ứng nhu cầu cụ thể của từng đối tượng khách hàng. Điều này đòi hỏi nhà nước cần ban hành biện pháp minh bạch, bảo vệ cả bên đi vay lẫn người cho vay.
Trong tương lai, các chuyên gia cho rằng vay tiêu dùng sẽ còn phát triển mạnh hơn nữa. Theo thống kê, lĩnh vực này chiếm 15 đến 20% tổng dư nợ trong nước ở các nước phát triển trong khi ở Việt Nam con số này là 6%. Có thể thấy vẫn còn một vùng dư địa rất lớn để các đơn vị cấp tài chính tích cực khai thác. Để theo kịp sự phát triển của thị trường thế giới, các ngân hàng sẽ đẩy mạnh tín dụng tiêu dùng nhằm đa dạng hóa hoạt động ngân hàng, kích thích sản xuất trong nước, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo sự công bằng cho xã hội.