Tín dụng đen vẫn được “chuộng”
Hậu quả của đi vay tín dụng đen đã được phân tích và bàn luận rất nhiều trong xã hội, tuy nhiên nhiều người dân vẫn chọn tín dụng đen bởi sự đơn giản và nhanh chóng khi họ cần tiền phục vụ nhu cầu đột xuất.
Theo các chuyên gia thống kế năm 2013, quy mô tín dụng đen mà các chuyên gia đưa ra vào khoảng 50 tỷ USD, khoảng 30% dư nợ tín dụng. Trong khi đó, tiêu dùng chính thức chỉ vào khoảng 10 tỷ USD (số liệu Công ty CP Truyền thông Tài chính StoxPlus năm 2014).
Lý giải điều này, ông Cao Sĩ Kiêm (Đại biểu quốc hội), nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho rằng mặc dù ngân hàng, tổ chức tín dụng và công ty tài chính đã đưa ra các gói vay tín chấp nhưng tín dụng đen vẫn phổ biến bởi nhiều người dân vẫn khan tiền và không vay được các gói vay tín chấp từ hệ thống tài chính hợp pháp. Đây là nhóm đối tượng được tín dụng đen nhắm đến nhiều nhất.
Đẩy mạnh cho vay tiêu dùng
Để hạn chế sự bành trướng của tín dụng đen, cần phải hỗ trợ các công ty tài chính phát triển mạnh hơn. Ông Lê Xuân Nghĩa cho rằng cần phát triển các kênh hoàn chỉnh và đồng đều thì tín dụng đen sẽ không còn “đất diễn”. Ngoài ra, các cơ quan nhà nước cũng cần hoàn thiện cơ chế pháp lý, tạo một sân chơi lành mạnh, có lợi cho người tiêu dùng.
Hiện nay vay không thế chấp đang ngày càng phát triển và mở rộng. Biểu hiện là việc ngân hàng mua lại các công ty tài chính nhằm tập trung riêng mảng cho vay tín chấp. Ví dụ như VPBank mua lại công ty TNHH MTV Tài chính Than – Khoáng sản Việt Nam hay SHB sáp nhập công ty tài chính Vinaconex Viettel (VVF). Bên cạnh đó là các gói cho vay cực kì ưu đãi lãi suất thấp nhằm thu hút khách hàng.
Ngoài ra, các ngân hàng, tổ chức tín dụng và công ty tài chính liên tục cải thiện quy trình quản lý, rút ngắn thời gian xử lý thủ tục góp phần hỗ trợ khách hàng dễ dàng tiếp cận nguồn vốn, linh hoạt hình thức thanh toán. Qua đó giảm thiểu tình trạng đi vay tín dụng đen.