Mục lục
Làm gì để sử dụng khoản tiền nhàn rỗi mỗi tháng một cách tối ưu nhất? Một trong những cách đầu tư sinh lời hiệu quả nhất giúp bạn hiện thực hóa điều đó chính là gửi tiết kiệm hàng tháng. Đây là kênh đầu tư an toàn và hiệu quả nhất hiện nay.
Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về gửi tiết kiệm hàng tháng qua bài viết dưới đây.
Gửi tiết kiệm hàng tháng là gì?
Gửi tiết kiệm hàng tháng là hình thức gửi tiền tích lũy định kỳ vào mỗi tháng. Bạn sẽ được hưởng lãi suất có kỳ hạn được ngân hàng áp dụng riêng cho hình thức này.
Theo đó, cứ đến mỗi ngày hoặc mỗi tháng, bạn sẽ gửi một số tiền nhất định vào tài khoản. Số tiền này được thống nhất lúc bạn mở tài khoản tiết kiệm gửi góp.
Gửi tiết kiệm kỳ hạn 1 tháng và đáo hạn gửi vào, cứ như vậy bạn gửi vào thời gian bao lâu cũng được. Lãi suất sẽ được tính theo lãi vào ngày đáo hạn.
Ví dụ, bạn gửi vào ngày 30/05/2020 thì ngày đáo hạn là 30/06/2020.
Đặc biệt, với hình thức gửi hàng tháng bạn có thể rút ra bất kỳ tháng nào vào ngày đáo hạn. Còn rút trước hạn thì chỉ mỗi kỳ hạn 1 tháng bạn đang gửi mới bị tính lãi không kỳ hạn.
>>Xem ngay: Có nên gửi tiết kiệm cho con thay vì mua bảo hiểm? Để có thể cho con bạn một tương lai vững chắc nhất.
Gửi tiết kiệm hàng tháng
Một số ngân hàng lớn hiện đang có chương trình gửi tiết kiệm hàng tháng như: Sacombank, Agribank, VP Bank, TP Bank, ACB… với mức lãi suất cạnh tranh hấp dẫn.
Ưu điểm của gửi tiết kiệm hàng tháng
Gửi tiết kiệm hàng tháng giúp khách hàng được gửi nhiều lần theo định kỳ một khoản tiền nhằm tích lũy để đạt được khoản tiền lớn trong tương lai. Ngoài ra còn có các tiện ích sau:
- Gửi góp linh hoạt: Các ngân hàng thường yêu cầu mức góp tối thiểu định kỳ là 100.000 VND. Và bạn có thể gửi nhanh, tăng tốc tùy theo tình hình tài chính của mình.
- Góp tiền bằng nhiều kênh: Các ngân hàng hỗ trợ bạn gửi tiền mặt tại quầy hoặc bằng eBanking đều được.
- Tài khoản tiết kiệm gửi góp cũng được dùng để xác minh tài chính như tài khoản tiết kiệm bình thường. Tức là bạn có thể sử dụng để cầm cố, đảm bảo khi vay vốn ngân hàng.
- Lãi suất cạnh tranh.
Đặc điểm sản phẩm gửi tiết kiệm hàng tháng
Đặc điểm chung
Kỳ hạn: Có kỳ hạn tính theo tháng. Ngày đến hạn của tài khoản có thể trước hoặc sau ngày đến hạn thỏa thuận ban đầu vì phụ thuộc vào thời gian gửi góp sớm hoặc muộn của khách hàng ở các kỳ gửi góp.
Ngày đến hạn của tài khoản được tính theo công thức sau:
Ngày đến hạn = Ngày đến hạn gốc + {(Ngày gửi góp muộn – Ngày gửi góp sớm)/Số tháng gửi góp}.
Số dư tiết kiệm gửi góp, số kỳ gửi góp (Số tháng) và số tiền gửi góp mỗi kỳ cố định và được xác định ngay khi mở tài khoản.
Gửi và rút
Gửi: Khách hàng thực hiện gửi tiền định kỳ tại quầy giao dịch của ngân hàng hoặc dùng ứng dụng Internet Banking của ngân hàng mà người dùng gửi tiền.
Rút: Khách hàng có thể rút ra bất kỳ tháng nào vào ngày đáo hạn.
Hàng tháng khi đáo hạn sổ tiết kiệm và có thêm tiền, bạn qua ngân hàng làm thủ tục tất toán và gửi thêm vào nếu có nhu cầu.
Trong trường hợp đáo hạn sổ/thẻ tiết kiệm mà bạn không qua ngân hàng làm thủ tục tất toán, ngân hàng sẽ tự động gia hạn cả gốc và lãi bạn được hưởng thêm một kỳ hạn mới bằng với kỳ hạn cũ theo mức lãi suất hiện hành.
>>Tìm hiểu ngay: Gửi tiết kiệm tích lũy mang đến những lợi ích gì? để chọn được phương pháp gửi tiết kiệm hợp lý tiết kiệm nhất.
Nhiều khách hàng đến gửi tiết kiệm hàng tháng
Cách tính lãi suất gửi tiết kiệm hàng tháng
Lãi suất tiết kiệm hàng tháng sẽ được tính theo công sức sau:
Số tiền lãi = T1 x A1/360 + T2 x A2/360 +…..+ Tn x An/360
Trong đó:
T1,T2…Tn: Là số dư cuối mỗi ngày, tính từ ngày gửi đầu tiên đến ngày gửi thứ n.
A1, A2…An: Lãi suất gửi góp theo kỳ hạn gửi tiền (%/năm) tương ứng với từng ngày gửi.
n: Tổng số ngày gửi tiết kiệm
Với cách tính trên thì số tiền gửi góp của bạn sẽ được ngân hàng đảm bảo sinh lãi mỗi ngày.
Khi có khoản tiền dư ra hàng tháng nhưng không đủ lớn để thực hiện các kế hoạch đầu tư cho các kênh như: bất động sản, chứng khoán,… thì gửi tiết kiệm hàng tháng là giải pháp tài chính hiệu quả cho tương lai. Hy vọng thông tin trên sẽ giúp bạn có được quyết định đầu tư tiền nhàn rỗi an toàn và sinh lời cao.