Vay thế chấp sổ đỏ hộ gia đình như thế nào?

Sổ đỏ hộ gia đình là gì?

Sổ đỏ hộ gia đình là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất. Người sử dụng đất là hộ gia đình có quyền thế chấp quyền sử dụng đất theo quy định sau:

Khoản 1, điều 167 Luật đất đai 2013: “1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này.”;

Điểm a khoản 2 điều 167: “Nhóm người sử dụng đất mà có chung quyền sử dụng đất thì có các quyền và nghĩa vụ như sau: a) Nhóm người sử dụng đất gồm hộ gia đình, cá nhân thì có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật này.”

Khoản 1 điều 168: “1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất khi có Giấy chứng nhận.”

Cũng có thể nói sổ đỏ hộ gia đình là một dạng sổ chung, điểm khác ở đây là chủ sở hữu là tất cả thành viên có tên trong hộ khẩu.

Thế chấp đất của hộ gia đình có cần các thành viên đồng ý không?

Căn cứ vào khoản 5 điều 14 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT quy định:

“Người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự quy định tại Khoản 1 Điều 64 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP chỉ được thực hiện việc ký hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất khi đã được các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất đồng ý bằng văn bản và văn bản đó đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật”

Theo đó, đối với hộ gia đình là người sử dụng đất thì khi chuyển nhượng, tặng cho… phải có sự đồng ý của các thành viên trong hộ gia đình bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực.

Sổ đỏ hộ gia đình là gì?

Khó khăn khi vay ngân hàng sổ đỏ hộ gia đình

Khi vay ngân hàng sổ đỏ hộ gia đình sẽ gặp những khó khăn nhất định, nếu sổ hộ khẩu của bạn có càng đông thành viên thì khó khăn càng nhiều cụ thể

  • Về độ tuổi: Nếu một gia đình có từ 2 đến 3 thế hệ chung sống. Già, trẻ đều có thì dễ xảy ra trường hợp người này dư tuổi, người kia thiếu tuổi vay ngân hàng.
  • Sự đồng ý ký tên của các thành viên trong hộ khẩu: Mỗi nhà mỗi cảnh điều có những mâu thuẫn nhỏ nhặt trong sinh hoạt, sự ganh tị giữa các thành viên sẽ lớn hơn khi đụng tới vấn đề tiền bạc. Nếu 1 người không đồng ý ký tên thì hồ sơ vẫn rớt.
  • Nếu được sự đồng ý thì việc tập hợp các thành viên đầy đủ để ký hồ sơ cũng là một vấn đề đối với các gia đình có người đi làm ăn xa.
  • Nợ xấu: Rất nhiều hồ sơ hộ gia đình bị rớt chỉ vì có người thân trong nhà bị nợ xấu. Đặc biệt là các khoản vay tín chấp mua tivi, tủ lạnh, điện thoại trả góp. Các loại hình vay vốn này rất dễ tiếp cận nên bạn sẽ khó kiểm soát các khoản vay nhỏ nhặt này.

Vay ngân hàng sổ đỏ hộ gia đình

Vay thế chấp sổ đỏ hộ gia đình cần điều kiện gì?

Khi vay vốn chủ sở hữu hộ gia đình phải đáp ứng các điều kiện sau:

  •  Tài Sản phải định giá đủ khi vay
  •  Tất cả các thành viên có trong sổ đỏ phải trên 18 tuổi và không quá 60 tuổi khi kết thúc khoản vay.
  •  Tất cả các thành viên phải đồng ý ký tên.
  •  Chứng minh được thu nhập cá nhân.
  • Tất cả các thành viên không có nợ xấu.

Ngoài ra theo khoản 1 điều 188 Luật đất đai 2013 quy định:

“1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

b) Đất không có tranh chấp;

c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

d) Trong thời hạn sử dụng đất”.

Như vậy để vay thế chấp sổ đỏ hộ gia đình cần thống nhất các thành viên trong gia đình và đáp ứng các điều kiện phía ngân hàng đưa ra. Trên đây là thông tin về hình thức vay thế chấp sổ đỏ hộ gia đình. Hy vọng bài viết sẽ đem lại thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Đánh giá bài viết
Vay thế chấp sổ đỏ hộ gia đình như thế nào?
Rate this post

Gửi yêu cầu tư vấn