Những điều cần biết khi vay thế chấp bằng hàng hóa

Vay thế chấp hàng hóa là gì?

Vay thế chấp hàng hóa là hình thức vay vốn sử dụng tài sản đảm bảo chủ yếu là hàng hóa trong kho – những hàng hóa được hình thành lên từ chính nguồn vốn vay của ngân hàng. Hình thức này phù hợp với khách hàng doanh nghiệp khi có nhu cầu cần vay vốn để sản xuất kinh doanh.

Ưu điểm hình thức vay thế chấp hàng hóa

Vay thế chấp hàng hóa đem lại nhiều ưu điểm cho khách hàng cụ thể:

  • Giảm thiểu gánh nặng tài chính.
  • Bổ sung nguồn vốn lưu động.
  • Tài sản đảm bảo là hàng hóa được hình thành từ nguồn vốn vay của ngân hàng.
  • Kỳ hạn vay dài lên đến 15 năm.
  • Thủ tục đơn giản, thời gian xét duyệt vay nhanh.
  • Miễn phí trả nợ trước hạn.
  • Tỷ lệ cho vay đến 80% giá trị hàng hóa.

Vay thế chấp hàng hóa là gì?

Lãi suất vay thế chấp hàng hóa

Mức lãi suất vay thế chấp hàng hóa được áp dụng riêng tại mỗi ngân hàng. Hơn hết mức lãi suất còn phụ thuộc vào các yếu tố như: Thời gian hoạt động của doanh nghiệp, giá trị của hàng hóa, hạn mức vay, thời hạn vay…

Nhìn chung, mức lãi suất cho vay thế chấp hàng hóa được khảo sát tại đa số các ngân hàng từ 6,5%/năm. Tuy nhiên, con số này chỉ mang tính chất tham khảo vì nó được điều chỉnh tùy theo chính sách ưu đãi của ngân hàng bạn vay trong từng thời kỳ.

Lưu ý: Mức lãi suất có thể được thay đổi theo thời gian, thị trường và quy định của các ngân hàng tại thời điểm đó.

Điều kiện và thủ tục vay thế chấp hàng hóa

Để vay thế chấp hàng hóa bạn cần đáp ứng đủ điều kiện và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, thủ tục để khoản vay được xét duyệt nhanh chóng.

Điều kiện

Đối với chủ doanh nghiệp

  • Là chủ doanh nghiệp có quốc tịch Việt Nam hoặc là người nước ngoài hiện đang sinh sống và làm việc hợp pháp tại Việt Nam.
  • Có độ tuổi từ 18 – 60 tuổi.
  • Có khả năng chịu trách nhiệm trước pháp luật.
  • Có thu nhập ổn định và có khả năng chứng minh thu nhập hợp pháp của mình.
  • Không có tiền sử nợ xấu tại ngân hàng/công ty tài chính.

Đối với tài sản đảm bảo

  • Tài sản đảm bảo là hàng hóa được hình thành từ nguồn vốn vay của ngân hàng.
  • Hàng hóa thế chấp phải thuộc quyền sở hữu của người đi vay, đối với những tài sản mà nhà nước quy định cần có đăng ký quyền sở hữu, người vay phải cung cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản hợp pháp.
  • Tài sản đảm bảo không có bất kỳ tranh chấp nào, người đi vay phải chịu trách nhiệm nếu có tranh chấp xảy ra liên quan đến tài sản thế chấp.

Thủ tục

Người đi vay cần chuẩn bị các loại giấy tờ như sau:

  • Giấy đề nghị vay vốn theo mẫu của ngân hàng kèm phương án trả nợ khoản vay.
  • Giấy tờ chứng minh cá nhân như: Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc sổ hộ chiếu (yêu cầu tất cả các loại giấy tờ đều còn hạn, không bị nhàu nát, bị mờ và các thông tin rõ ràng, vẫn còn nguyên vẹn).
  • Hộ khẩu thường trú hoặc sổ đăng ký tạm trú KT3 của người đi vay hoặc người bảo lãnh.
  • Giấy tờ chứng nhận tình trạng hôn nhân/giấy xác nhận độc thân có xác nhận của xã/phường nơi cư trú hoặc giấy ly hôn trong trường hợp người đi vay đã ly hôn và có xác nhận của tòa án.
  • Giấy tờ liên quan đến tài sản đảm bảo hoặc giấy tờ về tài sản bảo lãnh của bên thứ 3. Trong trường hợp này là các giấy tờ liên quan đến việc sản xuất hàng hóa, giá trị của hàng hóa tạo thành và tổng giá trị của hàng hóa sử dụng để thế chấp.
  • Giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập hợp pháp của người vay như: Bảng lương/sao kê bảng lương/các thu nhập từ việc sản xuất kinh doanh.
  • Giấy tờ nêu rõ phương án sử dụng vốn vay vào mục đích gì, để ngân hàng đánh giá và xem xét khả năng trả nợ của khoản vay.
  • Các hợp đồng tín dụng, giấy tờ thanh toán khoản tiền vay của các tổ chức tín dụng khác (nếu có).
  • Giấy tờ khác theo quy định của từng ngân hàng.

 Điều kiện và thủ tục vay thế chấp hàng hóa

Quy trình vay thế chấp hàng hóa

Quy trình cho vay thế chấp hàng hóa tại các ngân hàng đều có những bước chung như sau:

Bước 1- Chuẩn bị hồ sơ: Bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, thủ tục như trên

Bước 2 – Tiếp nhận hồ sơ và thẩm định cho vay: Ngân hàng sẽ tiếp nhận hồ sơ vay vốn của bạn và tiến hành xác nhận thông tin để thẩm định lại hồ sơ. Mỗi ngân hàng sẽ có quy chế thẩm định riêng với mục đích là hạn chế rủi ro, tăng khả năng hoàn vốn vay.

Bước 3 – Phê duyệt khoản vay: Sau khi thẩm định hồ sơ vay vốn, nhân viên lập các đề xuất tín dụng và gửi lên các cấp có thẩm quyền để xin phê duyệt khoản vay. Sau đó nhân viên ngân hàng sẽ gửi thông báo đến khách hàng về khoản vay được duyệt.

Bước 4 – Giải ngân: Nếu hồ sơ được duyệt, bạn sẽ ký hợp đồng và ngân hàng sẽ tiến hành giải ngân. Lúc này ngân hàng sẽ cung cấp khoản tiền mà bạn được vay theo đúng hợp đồng. Bạn có thể nhận trực tiếp bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.

Lưu ý: Thủ tục vay ngân hàng thường được thực hiện và hoàn tất trong 1 – 3 ngày. Tuy nhiên, đối với các khoản vay phức tạp, thời gian này có thể kéo dài đến 1 tuần.

Những lưu ý khi vay thế chấp hàng hóa

Khi vay thế chấp hàng hóa bạn sẽ gặp những rủi ro nhất định, nếu bạn không cân nhắc và cẩn thận. Do đó bạn cần để ý đến một số vấn đề khi vay vốn cụ thể như sau:

  • Lựa chọn ngân hàng vay uy tín: Hiện nay có rất nhiều ngân hàng hỗ trợ hình thức cho vay thế chấp hàng hóa như: Nam Á Bank, Sacombank, BIDV, TPBank, MBBank, VIB… Mỗi ngân hàng sẽ hỗ trợ gói vay với các ưu đãi, đặc điểm riêng. Vì vậy, bạn cần lựa chọn ngân hàng cho vay với hạn mức cao, thời gian dài và có lãi suất thấp nhất.
  • Cân nhắc khoản tiền vay: Bạn nên cân nhắc khoản tiền vay phù hợp với tài chính của mình, để tránh vượt quá khả năng chi trả và bị gánh nặng kinh tế mỗi kỳ đến hạn trả nợ.
  • Để ý thời gian trả nợ: Để không phải thanh toán thêm phí phạt trả chậm bạn hãy để ý đến thời gian trả nợ mỗi khi đến kỳ hạn.
  • Nắm rõ cách tính lãi suất và điều khoản hợp đồng trước khi ký kết: Nếu bạn không hiểu điều khoản trong hợp đồng hãy thắc mắc để được nhân viên tư vấn, giải đáp, và hơn hết bạn cần nắm rõ cách tính lãi suất để chủ động chuẩn bị số tiền trả nợ mỗi khi đến kỳ hạn.
  • Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ: Bạn chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, chính xác thì bạn sẽ rút ngắn được thời gian xét duyệt hồ sơ và hồ sơ khoản vay của bạn cũng sẽ có khả năng được xét duyệt cao hơn.

Trên đây là thông tin về hình thức vay thế chấp bằng hàng hóa, qua đó chắc hẳn bạn đọc đã nắm rõ về hình thức này. Hy vọng bài viết sẽ đem lại thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Đánh giá bài viết
Những điều cần biết khi vay thế chấp bằng hàng hóa
Rate this post

Gửi yêu cầu tư vấn