Vay thế chấp cổ phiếu như thế nào?

Vay thế chấp cổ phiếu là gì?

Vay thế chấp cổ phiếu, chứng khoán hay còn được gọi là cầm cố cổ phiếu, chứng khoán, thực chất đây là một dạng quan hệ hợp đồng giữa bên cầm cố (người đầu tư) và bên nhận cầm cố (ngân hàng).

Cầm cố cổ phiếu, chứng khoán là việc các ngân hàng thương mại/tổ chức tín dụng cho vay tiền để đầu tư cổ phiếu/chứng khoán, tài sản đảm bảo là cổ phiếu/chứng khoán. Việc thực hiện cầm cố chứng khoán/cổ phiếu dựa trên cơ sở hợp đồng pháp lý của hai chủ thể tham gia, trong đó quy định rõ giá trị cổ phiếu/chứng khoán cầm cố, số tiền vay, lãi suất, thời hạn trả nợ và phương thức xử lý cổ phiếu cầm cố.

Cầm cố cổ phiếu/chứng khoán tại ngân hàng có ít nhất có hai chủ thể tham gia:

  • Bên cầm cố là thành viên lưu ký nhân danh mình hoặc được người đi vay ủy quyền giao cổ phiếu/chứng khoán cho bên nhận cầm cố.
  • Bên cầm cố là thành viên lưu ký nhân danh mình hoặc được người cho vay ủy quyền nhận cầm cố cổ phiếu/chứng khoán bên cầm cố.

Vay thế chấp cổ phiếu, chứng khoán

Lợi ích của cầm cố cổ phiếu/chứng khoán

  • Thủ tục vay đơn giản, nhanh chóng, có thể đáp ứng nhu cầu tức thời kinh doanh của khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.
  • Số tiền cho vay với hạn mức lớn
  • Phương thức trả nợ linh hoạt
  • Mức lãi suất ổn định, tùy vào từng ngân hàng sẽ đưa ra một mức lãi suất theo thời điểm biến động của giá trị cổ phiếu/chứng khoán

Lãi suất vay thế chấp cổ phiếu

Nhìn chung mức lãi suất vay thế chấp cổ phiếu/chứng khoán của các ngân hàng sẽ có sự chênh lệch. Mỗi ngân hàng sẽ đưa ra một mức lãi suất theo thời điểm biến động của giá trị chứng khoán/cổ phiếu nhưng thường không vượt quá  27%/năm.

Trước đó, lãi suất cho vay cổ phiếu/chứng khoán thường ở mức 20% – 22%/năm. Số tiền được vay lớn tối đa lên tới 20 tỷ VND và không vượt quá 50% giá trị cầm cố của cổ phiếu đồng thời không quá 5 lần mệnh giá cổ phiếu.

Tuy nhiên mức lãi suất sẽ có sự chênh lệch giữa các ngân hàng. Và cũng sẽ được thay đổi theo thời gian, thị trường và quy định của ngân hàng tại thời điểm đó.

Ngân hàng nào cho vay thế chấp cổ phiếu lãi tốt nhất

Bạn có thể tham khảo lãi suất tại một số ngân hàng sau:

Ngân hàng Lãi suất Khoản vay tối đa Kỳ hạn vay tối đa
Sacombank 7,49% Linh hoạt 5 năm
Eximbank 8% Tối đa 100% trị giá chứng khoán bán được Linh hoạt
ABBank 7,79% 50% giá trị thị trường 1 năm
SHB 5% Từng thời kỳ 1 năm
Đông Á Bank 9% Linh hoạt 1 năm
OCB 5,99% 95% giá trị chứng khoán giao dịch Linh hoạt

Điều kiện thế chấp cổ phiếu vay ngân hàng

Để vay thế chấp cổ phiếu ngân hàng thành công bạn cần đáp ứng được điều kiện sau:

Đối với người vay thế chấp:

  • Là cá nhân người Việt Nam hiện đang sinh sống hoạt động và cư trú hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam.
  • Là chủ sở hữu hợp pháp đối với chứng khoán, cổ phiếu làm tài sản đảm bảo để vay..
  • Có tài khoản giao dịch chứng khoán tại công ty chứng khoán đã ký hợp đồng hợp tác với các ngân hàng.
  • Không có nợ xấu, nợ quá hạn ở các ngân hàng tại thời điểm cấp tín dụng.
  • Điều kiện cổ phiếu vay thế chấp

Đối với cổ phiếu, chứng khoán:

  • Chứng khoán đã niêm yết.
  • Chứng khoán chưa niêm yết.
  • Cổ phiếu không tranh chấp, có thể tự do chuyển nhượng và thuộc quyền sở hữu hợp pháp của khách hàng là thủ tục vay vốn.
  • Cổ phiếu nằm trong rổ VN30 và HNX30/cổ phiếu niêm yết có mức vốn hóa trên thị trường từ 300 tỷ trở lên, có khối lượng giao dịch trung bình 30 phiên gần nhất tối thiểu từ 200 nghìn cổ phiếu/phiên.

Điều kiện thế chấp cổ phiếu

Thủ tục vay thế chấp cổ phiếu tại ngân hàng

Hồ sơ, thủ tục bạn cần chuẩn bị khi vay thế chấp cổ phiếu bao gồm:

  • Hồ sơ cá nhân bao gồm: Bản sao CMND/hộ khẩu/KT3 – tạm trú của người vay (nếu người vay chưa mở TK TGTT tại Công ty chứng khoán).
  • Giấy đề nghị vay vốn thế chấp chứng khoán kèm phương án trả nợ vốn vay kiêm hợp đồng tín dụng, hợp đồng cầm cố tài sản (theo mẫu của ngân hàng).
  • Đơn đề nghị vay vốn (theo mẫu ngân hàng)
  • Hợp đồng cầm cố chứng khoán
  • Hợp đồng mở tài khoản giao dịch chứng khoán tại các công ty chứng khoán.
  • Chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay: Bảng kê số dư tài khoản chứng khoán của khách hàng tại các công ty chứng khoán.
  • Tài liệu liên quan đến tài sản thế chấp: Hồ sơ chứng minh quyền sở hữu chứng khoán, giấy xác nhận góp vốn, giấy xác nhận phong tỏa chứng khoán, sổ xác nhận cổ đông/cổ phiếu/chứng chỉ cổ phiếu…

Quy trình vay thế chấp cổ phiếu ở ngân hàng

Quy trình cầm cố chứng khoán yêu cầu hai bên cần thực hiện đúng các thỏa thuận đã đề ra, nếu không thì chứng khoán cầm cố đó sẽ bị đưa ra bán đấu giá theo quy định của pháp luật. Cụ thể quy trình cầm cố chứng khoán như sau:

  • Bước 1: Yêu cầu khách hàng cần mở tài khoản giao dịch chứng khoán.
  • Bước 2: Điền đầy đủ các thông tin vào phiếu gửi chứng khoán kèm theo sổ cổ đông hoặc giấy chứng nhận sở hữu chứng khoán đưa cho nhân viên dịch vụ.
  • Bước 3: Nhân viên dịch vụ sẽ kiểm tra thông tin trên sổ cổ đông hoặc giấy chứng nhận sở hữu chứng khoán. Nếu thông tin khớp, ký trên phiếu gửi chứng khoán và trả lại khách hàng 1 liên. Nếu thông tin không khớp, yêu cầu khách hàng cung cấp CMND, ký vào mẫu đề nghị điều chỉnh thông tin của VSD. Sau đó trả lại khách hàng 1 liên phiếu gửi chứng khoán.
  • Bước 4: Nhân viên dịch vụ sẽ hoàn thiện hồ sơ, gửi lên hệ thống.
  • Bước 5: Sau khi nhận được chứng từ ghi có hiệu lực, nhân viên dịch vụ sẽ hạch toán ghi tăng số chứng khoán tương ứng của khách hàng vào hệ thống. Hệ thống sẽ tự động gửi tin nhắn SMS thông báo cho khách hàng biết kết quả ghi có này.

Như vậy, qua 5 bước trên bạn đã thực hiện thành công vay thế chấp cổ phiếu, chứng khoán.

Trên đây là thông tin về hình thức vay thế chấp cổ phiếu, chứng khoán, qua đó chắc hẳn bạn đọc đã nắm rõ và hiểu thêm về hình thức vay vốn này. Hy vọng bài viết sẽ đem lại thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Đánh giá bài viết
Vay thế chấp cổ phiếu như thế nào?
3 (60%) 2 votes

Gửi yêu cầu tư vấn