Quy định phạt khi trả sai hạn trong hợp đồng vay tín chấp

Vay tín chấp rất chú ý đến thời điểm trả nợ của khách hàng và mức phạt nếu vi phạm thường rất cao.

Chủ yếu lỗi đến từ phía khách hàng do không đọc kĩ hợp đồng hoặc vì lí do cá nhân mà không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình. Khi vi phạm người chịu thiệt nhiều nhất luôn là khách hàng.

Do đó, hiểu rõ các quy định phạt khi trả sai hạn giúp khách hàng giảm thiểu tối đa những chi phí phát sinh không đáng có.

Có thể phân ra hai lỗi khách hàng hay gặp nhất khi thực hiện nghĩa vụ trả nợ là tất toán trước hạn và trả trễ hạn.

Quy định phạt khi trả sai hạn trong hợp đồng vay tín chấp

Phí tất toán trước hạn

phí tất toán trước hạn

Phí tất toán trước hạn chủ yếu xảy ra khi khách hàng muốn thanh toán một lần toàn bộ số nợ mình còn vay ngân hàng.

Nhiều trường hợp do khách hàng muốn thanh toán toàn bộ nợ để giảm tiền lãi nộp, tuy nhiên nếu khách hàng muốn tất toán quá sớm thường sẽ phải chịu một khoản phí rất cao, có khi cao hơn số tiền phải trả khi trả bình thường.

Hiện tại, hầu hết các tổ chức cho vay tín chấp đều thu phí tất toán trước hạn, mỗi tổ chức sẽ có cách tính phí khác nhau nhưng nhìn chung, thời hạn vay còn lại càng dài, phí phạt càng lớn.

Mức phạt sẽ dao động từ 2 – 5% tổng dư nợ còn lại hoặc một mức phí cố định được ghi rõ trong hợp đồng. Điều này là bởi ngân hàng và các tổ chức tài chính phải cân đối dòng tiền ra vào, lãi suất và thời hạn vay.

Do đó, khi khách hàng muốn tất toán sớm, bên cho vay sẽ chịu nhiều chi phí cho việc xử lý hợp đồng, cân đối lại luồng tài chính…Đây là nguyên nhân khiến khách hàng phải trả thêm phí nếu muốn tất toán sớm.

Để khuyến khích và thu hút khách hàng vay tiền mặt, hiện nay một số ngân hàng giảm hoặc miễn phí tất toán trước hạn.

dang-ky-tu-van

Ví dụ, tại ngân hàng OceanBank, nếu vay ngắn hạn (dưới 1 năm) sẽ chịu mức phí tất toán trước hạn là: 1% x số tiền trả nợ trước hạn (tối thiểu 100.000 đồng).

Các khoản vay trung và dài hạn (dài hơn 1 năm), khách hàng sẽ được miễn phí nếu trả từ thời điểm tròn 3 năm hoặc từ thời điểm tròn nửa thời gian vay trên hợp đồng.

Các trường hợp còn lại khách hàng trả 1,5% số dư nợ trả trước hạn và tối thiểu là 200.000 đồng.

Phí trả trễ hạn

Hiện nay, một số ngân hàng như ACB, Agribank,… đang áp dụng mức lãi suất 150% tại thời điểm quá hạn. Với một số tổ chức khác sẽ quy định cụ thể trong hợp đồng và mức phạt tối thiểu khoảng 300.000 đồng.

Ngoài ra, khi khách hàng trả sai hạn vay tín chấp, thông tin của khách hàng sẽ được cập nhật tại hệ thống ngân hàng.

phí trả trễ hạn

Qua đó, khách hàng sẽ được xếp vào các nhóm để xem xét khả năng cho vay sau này. Dưới đây là các nhóm xếp loại:

  • Nhóm 1: Dư nợ đủ tiêu chuẩn (là các khoản nợ có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn. Nhưng nếu quá hạn từ 1 đến dưới 10 ngày, vẫn nằm trong nhóm đủ tiêu chuẩn nhưng sẽ bị phạt lãi quá hạn 150%)
  • Nhóm 2: Dư nợ cần chú ý (là các khoản nợ quá hạn từ 10 đến dưới 90 ngày)
  • Nhóm 3: Dư nợ dưới tiêu chuẩn (là các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày)
  • Nhóm 4: Dư nợ có nghi ngờ (là các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày)
  • Nhóm 5: Dư nợ có khả năng mất vốn (là các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày)

Làm thế nào để trả đúng hạn?

Khách hàng phải đọc kĩ ngày trả nợ trước khi kí hợp đồng xem có phù hợp với khả năng của mình không. Ví dụ nếu thường xuyên bận vào cuối tháng thì hãy thỏa thuận lại với nhân viên dịch ngày trả nợ lên đầu hoặc giữa tháng.

Bên cạnh đó, cần tìm hiểu rõ hình thức trả nợ. Bên cho vay sẽ không chấp nhận nếu hình thức trả nợ của bạn không đúng. Ví dụ chỉ chấp nhận trả bằng chuyển khoản mà không nhận tiền mặt.

Trả nợ sai hình thức đương nhiên sẽ tính là trả trễ hạn.

Không nên trả nợ liên ngân hàng bởi dịch vụ ngân hàng có thể kéo dài từ 3 – 5 ngày, làm chậm trễ thời gian trả nợ, khi đó bạn có thể bị ghi vào nhóm nợ xấu và có thể chịu thêm mức phí phạt trả trễ hạn.

Đánh giá bài viết
Quy định phạt khi trả sai hạn trong hợp đồng vay tín chấp
5 (100%) 1 vote

Gửi yêu cầu tư vấn