3 nguyên tắc nằm lòng để bạn không bị “hớt tay trên” khi đi vay tín chấp

Vừa qua, Đội cảnh sát Trật tự đô thị Quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh vừa triệt phá vụ lừa đảo hàng trăm khách hàng vay tín chấp với số tiền hơn 1 tỷ đồng khiến những người đang vay và có ý định vay tín chấp không khỏi lo lắng.

Khoảng 100 khách hàng vay tín chấp bị  “hớt tay trên”

Sau khi duyệt hồ sơ vay tín chấp, ngân hàng sẽ gửi một mã gồm 14 chữ số cho khách hàng qua tin nhắn điện thoại,làm cơ sở  để khách hàng rút tiền tại bưu điện. Trong đó, mã số này có 8 chữ số đầu trùng với mã số của hợp đồng vay tín chấp.

➤ Xem thêm: Lãi suất vay tín chấp đang “siết cổ” người vay

Khoảng 100 khách hàng vay tín chấp bị “hớt tay trên”

Khoảng 100 khách hàng vay tín chấp bị “hớt tay trên”

Với thủ đoạn tinh vi, những kẻ lừa đảo lấy được thông tin về ngày gửi mã của ngân hàng và mã số hợp đồng vay tín chấp của khách hàng, sau đó đóng giả nhân viên ngân hàng và gọi điện thoại yêu cầu khách hàng cung cấp 6 số còn lại. Chúng lấy được lòng tin của khách hàng nhờ vào việc chủ động đọc 8 số đầu tiên.

Sau khi lấy được mã số của khách hàng vay tín chấp, chúng sử dụng chứng minh nhân dân giả đến bưu điện rút tiền.

Với thủ đoạn như trên, kẻ lừa đảo đã chiếm đoạt hơn 1 tỷ đồng từ khoảng 100 khách hàng vay tín chấp.

Những lưu ý quan trọng bạn không thể bỏ qua

1. Cẩn trọng trong việc trao đổi với tư vấn viên

Hiện nay, mỗi ngân hàng đều có hệ thống tư vấn viên đông đảo, chuyên nghiệp, tận tình. Tuy nhiên, vì các cuộc trao đổi với khách hàng thường diễn ra qua điện thoại nên việc những kẻ lừa đảo lợi dụng giả danh tư vấn viên ngân hàng là không thể tránh khỏi. Để nhận biết xem đó có phải là tư vấn viên của ngân hàng hay không bạn hãy lưu ý một số điểm sau:

  • Xem xét số điện thoại gọi đến, cảnh giác với các đầu số lạ, các số điện thoại không thuộc đầu số của ngân hàng bạn giao dịch.
  • Xác nhận cẩn thận về danh tính, yêu cầu các thông tin xác minh tư vấn viên bằng cách đưa ra những câu hỏi về tên, địa điểm làm việc, số năm công tác,… Những kẻ lừa đảo khi bị đặt nhiều câu hỏi về nhân thân sẽ trở nên lúng túng, đó là kẽ hở để bạn phát hiện.
  • Nhận định về các thông tin mà bạn được yêu cầu cung cấp. Đối với các thông tin thông thường như: tên, tuổi, địa chỉ thì bạn có thể cung cấp nhưng nếu họ yêu cầu bạn cung cấp các thông tin về khoản vay cần bảo mật như: mã số, mã số hợp đồng, số chứng minh nhân dân, số điện thoại nhận tin nhắn ngân hàng… thì bạn tuyệt đối không cung cấp.
  • Nếu phát hiện hoặc nghi ngờ về danh tính của tư vấn viên, bạn có thể đến trực tiếp hoặc gọi ngay cho ngân hàng để được hỗ trợ kịp thời.

3 nguyên tắc nằm lòng để bạn không bị “hớt tay trên” khi đi vay tín chấp

3 nguyên tắc nằm lòng để bạn không bị “hớt tay trên” khi đi vay tín chấp

2. Chủ động trong việc bảo mật thông tin

Các thông tin về khoản vay tín chấp là vô cùng quan trọng vì vậy bạn tuyệt đối không cung cấp cho người lạ thậm chí là cả nhân viên ngân hàng hay người thân của mình. Vì nếu không may thông tin này rơi vào tay kẻ xấu thì hậu quả của nó thật khôn lường.

Khi bạn nhận được tin nhắn thông báo về mã số của mình, hãy đảm đảm mình là người duy nhất được biết, đừng vội nói cho người thân và không nên xem tin nhắn ở những nơi tập trung đông người. Hơn nữa, bạn nên lưu thông tin của mình một cách bảo mật để đảm bảo ngay cả khi điện thoại bị mất, các thông tin đó vẫn an toàn.

Bạn nên đến ngay ngân hàng xác nhận khi nhận được tin nhắn mã số và làm các giao dịch cần thiết.

Ngoài ra, bạn cần kiểm soát từng khâu trong quá trình vay tín chấp của mình, chỉ làm việc với nhân viên chính thức của ngân hàng để đảm bảo thông tin của bạn được bảo mật tuyệt đối.

3. Cảnh giác với các chiêu trò lừa đảo

Một phần nguyên nhân khiến kẻ xấu có thể lấy cắp thông tin về khoản vay tín chấp thành công xuất phát từ yếu tố chủ quan là người dân thiếu cảnh giác, cả tin, thiếu thông tin và chưa biết đến các chiêu trò lừa đảo.

Vì vậy, bạn nên đề cao cảnh giác, nhắc nhở người thân, bạn bè đề phòng và thường xuyên cập nhật các thông tin qua các phương tiện báo chí, wedsite, fanpage,…

Có như vậy, bạn sẽ nắm được các chiêu trò lừa đảo để giúp mình và người thân không bị những kẻ xấu lợi dụng chiếm đoạt tài sản.

Đánh giá bài viết
3 nguyên tắc nằm lòng để bạn không bị “hớt tay trên” khi đi vay tín chấp
3.7 (73.33%) 6 votes

Gửi yêu cầu tư vấn