Có nên vay du học tại ngân hàng không?

Có nên vay ngân hàng du học không?

Vay du học không phải là một khoản tiền nhỏ và lãi suất cũng không hề hấp dẫn. Do đó bạn cần phân tích những thuận lợi và khó khăn khi quyết định vay vốn ngân hàng đi du học qua những khía cạnh sau:

Có nên vay du học

Những khó khăn khi vay du học

Số tiền trả nợ mỗi kỳ: Bạn cần nên phương án trả nợ hàng kỳ, bởi số tiền bạn cần chi tiêu khi đi du học khá lớn với các khoản như: Tiền học, tiền ăn, uống, sinh hoạt, đi lại… Trong khi đó việc xin việc làm thêm ở nước bạn học không giúp bạn giải quyết được vấn đề tài chính, mà còn chiếm nhiều thời gian và ảnh hưởng tới kết quả học tập. Việc làm thêm để trả nợ gần như là một giải pháp không khả thi.

Lãi suất hàng tháng: Bạn phải đối mặt với lãi suất hàng tháng hoặc hàng năm khi vay vốn ngân hàng đi du học.

Việc làm sau khi hoàn tất việc học: Nhiều sinh viên vẫn loay hoay với vấn đề việc làm sau khi hoàn thành việc học, nên làm gì, ở đâu, lộ trình đi lên như thế nào… Sau khi hoàn tất việc học mà không tìm được công việc như ý thì gánh nặng tài chính ngày càng cao.

Những thuận lợi khi vay du học

Có thể vay tối đa 100% chi phí du học: Thông thường, giá trị hợp đồng vay tín dụng du học nằm ở mức 80% tổng chi phí học tập và sinh hoạt. Tuy nhiên, nếu phù hợp với điều kiện đảm bảo trả nợ vay của ngân hàng, nhiều gia đình có thể vay tiền với giá trị đến 100% tổng chi phí du học cần có.

Thời hạn vay vốn lâu dài: Thời hạn vay vốn tín dụng du học tương đối dài, để tạo điều kiện cho các du học sinh sau khi ổn định học tập ở nước ngoài có thể đi làm trả nợ, san sẻ gánh nặng về nghĩa vụ tài chính của gia đình. Thời hạn hợp đồng vay vốn tín dụng du học có thể lên đến 10 năm. Dưới đây là một số ngân hàng điển hình có thời hạn vay du học lâu dài:

  • BIDV, Vietinbank, ACB có thời hạn vay kéo dài tối đa 120 tháng
  • Sacombank có thời hạn vay kéo dài tối đa 10 năm
  • Đông Á có thời hạn vay kéo dài tối đa 5 năm
  • SHB có thời hạn vay kéo dài tối đa 84 tháng

Mở ra một chân trời kiến thức, nâng cao kiến thức bản thân: Việc học tập ở các đất nước có nền giáo dục tiên tiến sẽ giúp bạn tiếp cận được với môi trường đào tạo với các chuyên gia có tiếng, giàu kinh nghiệm. Đây là môi trường sẽ đưa đến cho bạn nguồn kiến thức vô tận, Bạn sẽ được gặp gỡ các đối tượng đến từ các nước khác nhau trên thế giới. Giúp bạn có cơ hội để mở rộng được kiến thức về văn hoá, biết được nhiều hơn những con người trên thế giới.

Cơ hội việc làm tốt: Việc được đào tạo ở nước ngoài sẽ giúp du học sinh có cơ hội được làm việc tại các công ty nước ngoài có các điều kiện và chế độ đãi ngộ tốt. Những du học sinh sau quá trình học tập tại nước ngoài và trở về nước sẽ có cơ hội được các công ty săn đón nhiều hơn.

Cải thiện ngoại ngữ: Trong quá trình du học sẽ giúp bạn học ngoại ngữ nhanh, bạn không chỉ học được các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết mà khi học tập và sinh sống tại đó bạn sẽ hiểu về ngôn ngữ đó hơn.

Cơ hội được đi du lịch: Bên cạnh việc học tập, vào những dịp nghỉ hoặc những ngày rảnh rỗi bạn có thể đi du lịch để khám phá nơi bạn ở; thậm chí các nơi xa hơn trong vùng đất mới. Việc kết hợp giữa học tập và đi thực tế cũng sẽ giúp bạn có cơ hội được trải nghiệm nhiều hơn.

Từ những phân tích về lợi ích, khó khăn ở trên khi đi du học, có thể thấy bạn NÊN VAY TIỀN NGÂN HÀNG ĐI DU HỌC. Nhưng bạn cần cân đối khoản vay như vay bao nhiêu, vay ngân hàng nào… bạn cần tìm hiểu kỹ và lên phương án trả nợ khả thi để tránh những rủi ro không đáng có, đảm bảo cho mình có một quá trình du học thuận lợi với một tương lai rộng mở.

Vay du học tại ngân hàng

Điều kiện vay du học

Để vay du học thành công bạn cần đáp ứng được các điều kiện sau:

  • Là du học sinh hoặc thân nhân của du học sinh, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.
  • Có Bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu; hộ khẩu thường trú hoặc KT3/sổ tạm trú dài hạn của người vay (người bảo lãnh), nơi có chi nhánh/phòng giao dịch của ngân hàng cho vay.
  • Bản sao hộ chiếu, Visa của du học sinh, chứng từ liên quan đến khóa học (ví dụ giấy báo nhập học của tổ chức đào tạo) và giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân (trong trường hợp người vay không phải là du học sinh).
  • Có độ tuổi từ 18 – 55 tuổi (nữ) và 60 (nam) tính đến hết thời hạn vay
  • Có hồ sơ chứng minh thu nhập, khả năng trả nợ.
  • Có tài sản bảo đảm như: Bất động sản, thẻ tiết kiệm, vàng, ngoại tệ… và một số tài sản có giá trị khác ngân hàng nhận thế chấp.

Nếu bạn không phải là người trực tiếp đứng tên vay, thì bạn cần phải có người thân đứng ra bảo lãnh vay vốn. Người thân có thể là bố mẹ, anh chị em ruột…. Người thân của bạn phải có nguồn thu nhập ổn định, chứng minh và bảo đảm trả nợ đầy đủ.

Thông thường, ngân hàng yêu cầu các giấy tờ chứng minh thu nhập gồm có: Hợp đồng lao động, bảng lương, sao kê tài khoản ngân hàng, sổ tiết kiệm, các hợp đồng bảo hiểm (nếu có tham gia bảo hiểm về người), các hợp đồng cho thuê tài chính (cho thuê nhà, ô tô…), giấy tờ về hoạt động kinh doanh (nếu có).

Điều kiện vay du học

Kinh nghiệm vay du học ngân hàng bạn nên biết

Để vay du học thành công và tránh những rủi ro xảy ra bạn cần nắm rõ những lưu ý sau:

Có kế hoạch và lộ trình trả nợ rõ ràng khi quyết định vay vốn ngân hàng đi du học:

Bạn hãy lên kế hoạch trước cần vay bao nhiêu % học phí và sinh hoạt phí. Đồng thời, nên lên kế hoạch vừa học vừa làm như thế nào, để trang trải chi phí sinh hoạt khi đi du học và tích lũy trả bớt nợ. Chỉ nên vay số tiền mà bạn chắc chắn có khả năng trả nợ để tránh trường hợp gia đình phải ôm khoản nợ không biết khi nào trả hết.

Có phương án dự phòng về tài chính để đảm bảo học hết khóa học:

Tại nhiều trường, học phí sẽ tăng từ 0 – 40% mỗi năm. Như vậy, bạn phải tính toán đến trường hợp học phí gia tăng hay giá trị đồng tiền của nước du học thay đổi, từ đó lập ra phương án dự phòng cần thiết trong trường hợp thị trường tiền tệ biến động.

Có kế hoạch học tập nghiêm túc, tránh lãng phí tài chính:

Bạn cần học tập nghiêm túc để tránh lộ trình học bị kéo dài, đội thêm chi phí; ngoài ra cũng không nên quá đặt nặng vấn đề làm thêm để trang trải, vì đi làm sẽ ảnh hưởng đến việc học, và chưa chắc đã giúp bạn tiết kiệm tài chính hơn. Chịu khó tìm kiếm cơ hội việc làm từ khi chưa ra trường, để sau khi tốt nghiệp bạn có điểm dừng chân, phát triển sự nghiệp cho mình.

Lựa chọn ngân hàng có chính sách cho vay du học tốt:

Bạn hãy lựa chọn ngân hàng có lãi suất cho vay tốt, thời hạn dài, mức cho vay cao để bạn đủ thời gian hoàn thành việc học và tìm việc làm thêm thu nhập để giả nợ.  Dưới đây là thông tin lãi suất, khoản vay đang áp dụng ở một số ngân hàng như sau:

Ngân hàng Tổng chi phí du học cho vay tối đa Thời gian cho vay Lãi suất
BIDV 80% 10 năm + 5 năm 7,5%/năm
Sacombank 100% 120 tháng 7,8%/năm
Vietinbank 80-100% 120 tháng + 6 tháng 7,7%/năm
Eximbank Tùy nhu cầu khách hàng 120 tháng 9%/năm
ACB 100% 120 tháng 7,8%/năm
OCB 100% 120 tháng 5,99%
VIB 100% 120 tháng 15,3%/năm
Ocean Bank 85% 60 tháng 6,99 %/năm

Trên đây là thông tin có nên vay du học tại ngân hàng hay không, qua đó chắc hẳn bạn đã tìm được câu trả lời. Hy vọng bài viết sẽ đem lại thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Đánh giá bài viết
Có nên vay du học tại ngân hàng không?
5 (100%) 1 vote

Gửi yêu cầu tư vấn