Những điều cần biết về vay kinh doanh xuất nhập khẩu

Những điều cần biết về vay kinh doanh xuất nhập khẩu

Hiện nay hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế quốc dân. Vay kinh doanh xuất nhập khẩu là giải pháp giúp cho hoạt động xuất khẩu được thuận lợi. Vậy vay kinh doanh xuất nhập khẩu là như thế nào?

Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu là gì?

Cho vay kinh doanh xuất – nhập khẩu đối với doanh nghiệp xuất khẩu là việc cung cấp cho vay để giúp doanh nghiệp thực hiện việc sản xuất, kinh doanh, chế biến hàng xuất khẩu, còn đối với doanh nghiệp nhập khẩu thì việc cho vay này giúp doanh nghiệp thực hiện việc nhập khẩu cần thiết phục vụ hoạt động kinh doanh như nguyên liệu, vật tư, máy móc thiết bị…

Các hình thức cho vay kinh doanh xuất khẩu

Hiện nay các ngân hàng thương mại thường cho vay xuất khẩu bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ để tiện thu mua hàng xuất khẩu. Các hình thức cho vay xuất khẩu gồm: Cho vay vốn lưu động kinh doanh xuất khẩu để thu mua, chế biến, sản xuất hàng xuất khẩu theo đúng L/C quy định, hợp đồng ngoại thương theo đơn đặt hàng đã ký kết

L/C là thư cam kết của ngân hàng về việc trả tiền người xuất khẩu. Cam kết với người bán về việc thanh toán một khoản nhất định. Giữa các bên vẫn tồn tại sự thiếu tin tưởng lẫn nhau vì các đối tác thường có trụ sở ở nhiều quốc gia khác nhau, phương thức tín dụng chứng từ giúp 2 bên yên tâm về quyền lợi của mình.

Khi cho vay kinh doanh xuất khẩu, ngân hàng yêu cầu nhà xuất khẩu phải có một số vốn nhất định cộng thêm số tiền vay ngân hàng để thu mua hàng hóa, chế biến, sản xuất hàng xuất khẩu. Tài sản để đảm bảo là hàng hóa và dưới sự giám sát của ngân hàng mới được nhập tại kho ngân hàng hoặc nhập – xuất kho. Ngân hàng cho vay thông thường là 70% giá trị hàng xuất khẩu.

Các hình thức cho vay kinh doanh xuất khẩu

Các hình thức cho vay kinh doanh xuất khẩu

Xem thêm: 

Tài trợ vốn trong thanh toán hàng xuất khẩu

Nhà xuất khẩu muốn vay tiền có thể thương lượng bộ chứng từ để chiết khấu hoặc ứng trước tiền tại ngân hàng đã được chỉ định rõ trong L/C hoặc ở bất kỳ ngân hàng nào. Hình thức tài trợ này được tiến hành sau khi giao hàng. Để đảm bảo khoản nợ được thu hồi dễ dàng, ngân hàng sẽ làm như sau:

Chiết khấu chứng từ hàng xuất khẩu

Hiện nay đa số ngân hàng thực hiện chiết khấu truy đòi. Chiết khấu truy đòi là hình thức chiết khấu mà ngân hàng có quyền đòi lại tiền sau khi thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu nếu bộ chứng từ không được thanh toán, ngoài ra còn có hình thức chiết khấu miễn truy đòi, nhưng rất ít ngân hàng áp dụng.

Ứng trước tiền thanh toán tiền hàng xuất khẩu

Trường hợp bộ chứng từ không hội đủ điều kiện chiết khấu, ngân hàng từ chối chiết khấu thì nhà xuất khẩu có thể yêu cầu ngân hàng ứng trước tiền hàng. Thông thường tỷ lệ ứng trước khoảng 50 – 60% giá trị hàng xuất.

Các hình thức cho vay kinh doanh nhập khẩu

Hầu hết các ngân hàng sẽ cho vay bằng ngoại tệ để nhập nguyên vật liệu, vật tư, hàng hóa máy móc thiết bị… và rất hiếm khi cho vay bằng VNĐ vì sẽ mất một khoản chênh lệch tỷ giá. Ngân hàng cho vay kinh doanh nhập khẩu với các hình thức sau :

Hình thức mở L/C thanh toán hàng nhập khẩu

Điều kiện để được mở L/C tại ngân hàng:

  • Phải có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu, đối với các đơn vị nhập uỷ thác phải có hợp đồng uỷ thác nhập khẩu.
  • Đơn vị phải có tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính ổn định và có tín nhiệm trong quan hệ tín dụng.
  • Đơn vị phải xuất trình giấy phép nhập khẩu do Bộ thương mại cấp đối với những mặt hàng nằm trong danh mục quản lý hàng nhập của Nhà nước.
  • Đơn vị phải có tài sản thế chấp đảm bảo cho giá trị của L/C hoặc được bảo lãnh thanh toán bởi một tổ chức đáng tin cậy.
  • Đối với L/C trả chậm, dư nợ bảo lãnh phải nằm trong hạn mức vay vốn nước ngoài được ngân hàng nhà nước duyệt.

Trên cơ sở các điều kiện trên, ngân hàng sẽ quyết định mức ký quỹ L/C, ký quỹ L/C là việc bắt buộc tại các ngân hàng thương mại.

Cho vay thanh toán bộ chứng từ hàng nhập

Ngân hàng mở L/C tiếp nhận bộ chứng từ và sau khoảng thời gian là 7 ngày để kiểm tra xử lý chứng từ đưa ra ý kiến thanh toán hoặc từ chối thanh toán.

Ngân hàng tài trợ bảo lãnh, tái bảo lãnh

Hiện nay có rất nhiều loại bảo lãnh: Bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh đấu thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng… được thực hiện dưới những hình thức sau:

  • Phát hành thư bảo lãnh
  • Ký bảo lãnh trên hối phiếu nợ nước ngoài
  • Ký xác nhận bảo lãnh ngay trên giấy nhận nợ
  • Mở L/C trả chậm để bảo lãnh

Ngân hàng tài trợ bảo lãnh, tái bảo lãnh

Ngân hàng tài trợ bảo lãnh, tái bảo lãnh

Trên đây là thông tin những điều cần biết về vay kinh doanh xuất nhập khẩu hy vọng sẽ giúp bạn nắm rõ về hình thức vay vốn này. Nếu bạn còn điều gì thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh nhất.

Đánh giá bài viết
Những điều cần biết về vay kinh doanh xuất nhập khẩu
4.5 (90%) 6 votes

Gửi yêu cầu tư vấn