Mục lục
Vay xây nhà ở xã hội là gì?
Vay xây nhà ở xã hội hay cho vay phát triển nhà ở xã hội là hình thức hỗ trợ nguồn vốn để chủ đầu tư thực hiện xây nhà ở xã hội. Việc vay vốn để phát triển nhà ở xã hội được thực hiện theo điều 15 Nghị định 100/2015/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội có các đặc tính như sau:
Vay xây nhà ở xã hội
Đối tượng được vay vốn
- a) Doanh nghiệp, hợp tác xã là chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội không phải bằng nguồn vốn hoặc hình thức quy định tại Khoản 1 Điều 53 của Luật Nhà ở để cho thuê, cho thuê mua, bán;
- b) Doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất công nghiệp, dịch vụ tự đầu tư xây dựng nhà ở để bố trí cho người lao động của chính doanh nghiệp, hợp tác xã đó mà không thu tiền thuê nhà hoặc có thu tiền thuê nhà với giá thuê không vượt quá khung giá cho thuê nhà ở xã hội do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành;
- c) Hộ gia đình, cá nhân bỏ vốn đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê, cho thuê mua, bán.
Mức cho vay
- a) Đối với xây dựng nhà ở xã hội chỉ để cho thuê: Mức cho vay tối đa bằng 80% tổng mức đầu tư dự án hoặc phương án vay và không vượt quá 80% giá trị tài sản bảo đảm tiền vay;
- b) Đối với xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê mua, bán: Mức cho vay tối đa bằng 70% tổng mức đầu tư của dự án, phương án vay và không vượt quá 70% giá trị tài sản bảo đảm tiền vay.
Thời hạn vay
- a) Đối với việc đầu tư xây dựng nhà ở xã hội chỉ để cho thuê thì thời hạn cho vay tối thiểu là 15 năm và tối đa không quá 20 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên;
- b) Đối với việc đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê mua thì thời hạn cho vay tối thiểu là 10 năm và tối đa không quá 15 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên;
- c) Đối với dự án đầu tư nhà ở xã hội để bán thì thời hạn cho vay tối thiểu là 05 năm và tối đa không quá 10 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên;
- d) Trường hợp khách hàng có nhu cầu vay với thời hạn thấp hơn thời hạn cho vay tối thiểu quy định tại Điểm a, b và c Khoản này thì được thỏa thuận với ngân hàng về thời hạn cho vay thấp hơn.
Phương thức trả nợ
Thực hiện trả nợ gốc và lãi tiền vay theo quy định của tổ chức tín dụng cho vay.
Giải ngân vốn vay
Vốn vay được giải ngân theo tiến độ thực hiện và đề nghị của chủ đầu tư. Số tiền giải ngân từng đợt căn cứ vào khối lượng hoàn thành công trình theo điểm dừng kỹ thuật.
Lãi suất vay xây nhà ở xã hội
Lãi suất cho vay được áp dụng tại khoản 7, điều 15 Nghị định 100/2015/NĐ-CP cụ thể:
“7. Lãi suất vay:
- a) Lãi suất cho vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Hội đồng quản trị cho từng thời kỳ;
- b) Lãi suất cho vay ưu đãi của các tổ chức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác định và công bố trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc không vượt quá 50% lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng trên thị trường trong cùng thời kỳ”.
Lãi suất vay xây nhà ở xã hội
Điều kiện vay xây nhà ở xã hội
Điều kiện vay xây nhà ở xã hội được quy định tại khoản 2, 3 điều 15 Nghị định 100/2015/NĐ-CP cụ thể:
“2. Điều kiện được vay vốn đối với các đối tượng quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1 Điều này:
- a) Được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật; có danh mục dự án xây dựng nhà ở xã hội thuộc chương trình, kế hoạch đầu tư nhà ở xã hội của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
- b) Có dự án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật về nhà ở;
- c) Đã có quyết định giao đất hoặc đã có quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai và đã hoàn thành việc bồi thường, giải phóng mặt bằng;
- d) Đã được cấp Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;
đ) Có mức vốn tối thiểu tham gia vào dự án, phương án vay theo quy định của tổ chức tín dụng cho vay;
- e) Thực hiện bảo đảm tiền vay, thế chấp vay vốn theo quy định của pháp luật.
- Điều kiện được vay vốn đối với các đối tượng quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này phải có phương án đầu tư được cấp có thẩm quyền chấp thuận và đáp ứng các quy định tại Điểm c, d, đ và e Khoản 2 Điều này”.
Thủ tục vay xây nhà ở xã hội
Thủ tục hồ sơ vay xây nhà ở xã hội được quy định tại điều 171 luật nhà ở xã hội 2014 cụ thể:
“Điều 171. Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở
- Đối với trường hợp xây dựng nhà ở để phục vụ tái định cư, nhà ở xã hội, nhà ở công vụ bằng vốn đầu tư công thì trước khi lập, phê duyệt dự án, việc quyết định chủ trương đầu tư dự án thực hiện theo quy định của Luật đầu tư công. Trường hợp dự án đầu tư bằng nguồn vốn trung ương thì phải có ý kiến thẩm định của Bộ Xây dựng; trường hợp dự án đầu tư bằng nguồn vốn địa phương thì phải có ý kiến thẩm định của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh.
- Đối với trường hợp quyết định chủ trương đầu tư theo Luật đầu tư thì ngoài hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của Luật đầu tư còn phải có các giấy tờ sau đây:
- a) Văn bản đề nghị chấp thuận chủ trương dự án xây dựng nhà ở, trong đó nêu rõ cơ sở pháp lý, các nội dung cần chấp thuận và lý do đề nghị chấp thuận;
- b) Bản vẽ quy hoạch chi tiết khu vực có dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt”.
Trên đây là thông tin về quy định vay xây nhà ở xã hội mới nhất bạn có thể tham khảo. Hy vọng bài viết sẽ đem lại thông tin hữu ích cho bạn đọc.