Mục lục
Mua nhà trả góp là không cần phải thanh toán 100% giá trị căn nhà tại thời điểm mua mà ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng hỗ trợ cho vay. Thông thường khoản vay sẽ được hỗ trợ khoảng 70% giá trị căn nhà bằng cách thế chấp chính căn nhà định mua hoặc dùng tài sản thế chấp để đảm bảo khoản vay. Số tiền vay gốc và lãi vay sẽ được trả dần theo thời gian thanh toán cùng với mức lãi suất do hai bên cho vay và đi vay thỏa thuận.
Có nên mua nhà trả góp không?
Có nên mua nhà trả góp không?
Theo chuyên gia về bất động sản cho biết, mức giá bất động sản hiện đã dần ổn định, lãi suất ngân hàng cũng đang có xu hướng giảm. Do đó, thời điểm hiện tại được đánh giá là vô cùng hợp lý để mua nhà trả góp hàng tháng. Tuy nhiên nếu bạn muốn vay tiền ngân hàng mua nhà đất trả góp, thì bạn cần cân nhắc thật kỹ và dựa trên khả năng thu nhập, mức độ ổn định trong hiện tại, tương lai để có quyết định chính xác nhất.
Bạn có thể tham khảo bảng kế hoạch mua nhà giá 1 tỷ với thu nhập 20 triệu/tháng cụ thể:
- Tổng thu nhập: 20 triệu/tháng.
- Nguồn tiền:
- Tiền tích góp có sẵn: 500 triệu đồng.
- Tiền vay vốn ngân hàng: 500 triệu đồng.
Giả sử bạn chọn gói vay 15 năm với lãi suất 10,5%/năm. Vậy tổng tiền gốc và tiền lãi bạn phải trả hàng tháng là 7,1 triệu/tháng, được tính theo công thức:
- Tiền gốc hàng tháng: 500/(15×12) = 2.8 triệu/tháng.
- Tiền lãi hàng tháng: 500 x 10.5%/12 = 4.3 triệu/tháng.
Trường hợp bạn vay tối đa 70% giá trị căn nhà là 700 triệu đồng thì hàng tháng sẽ phải trả cả gốc và lãi khoảng 10 triệu đồng.
Vậy số tiền còn lại sau khi trả góp mua nhà rơi vào khoảng từ 10 – 13 triệu đồng, với kế hoạch này bạn hoàn toàn đảm bảo chi tiêu, trả nợ nếu biết tiết kiệm.
Ngoài ra bạn có thể tăng mức thu nhập của mình lên bằng cách tăng ca, tìm việc làm thêm, cho thuê lại căn nhà mua trả góp hoặc đầu tư để sinh lời. Như vậy bạn sẽ kiểm soát khoản vay của mình mà không bị áp lực tài chính.
Thay vào đó, không những bạn cần tính toán khả năng tài chính của mình mà còn phải phân tích lợi ích, rủi ro và giải pháp khắc phục khi vay mua nhà trả góp.
Lợi ích khi mua nhà trả góp?
Khi vay mua nhà trả góp bạn sẽ có những lợi ích bao gồm:
- Có thể sở hữu ngôi nhà của mình ngay cả khi chưa có đủ năng lực tài chính để thanh toán 100% giá trị căn nhà.
- Không phải thuê nhà trọ chật hẹp, tiết kiệm những khoản chi phí lặt vặt hàng tháng và rút ngắn thời gian sở hữu nơi an cư để yên tâm làm việc, xây dựng tổ ấm.
- Có thể vay lên đến 70% giá trị căn nhà. Bạn có thể trả góp tiền vay và tiền lãi cho ngân hàng bằng tiền lương hàng tháng của mình. Hoặc tiến hành hoàn trả cho ngân hàng theo quy định từng quý với số vốn và lãi suất cam kết.
- Thời hạn trả nợ được kéo dài trong nhiều năm, tối đa lên đến 20 – 30 năm (tùy ngân hàng), giúp giảm nhẹ áp lực tài chính cho người mua nhà. Nếu thời hạn trả nợ càng dài thì số tiền trả cho ngân hàng mỗi tháng lại càng thấp.
Lợi ích khi mua nhà trả góp
Rủi ro và giải pháp khi mua nhà trả góp
Ngoài những lợi ích bạn được hưởng khi mua nhà trả góp thì bạn cũng sẽ gặp những rủi ro nhất định. Tuy nhiên mỗi rủi ro đều có thể khắc phục và giải quyết để bạn yên tâm vay mua nhà trả góp cụ thể:
Rủi ro pháp lý
Rủi ro pháp lý xảy ra khi chủ đầu tư thiếu các giấy tờ quan trọng như sổ đỏ, sổ hồng, bản vẽ thi công, bản vẽ phù hợp với quy hoạch. Người mua có thể phải đối mặt với nguy cơ mất trắng tài sản nếu không cẩn thận kiểm tra và xác minh rõ tính hợp pháp của căn nhà sắp mua.
Giải pháp trong trường hợp này là: Hãy yêu cầu bên bán cung cấp cho xem các giấy tờ liên quan đến căn nhà, căn hộ và các giấy tờ khác trong trường hợp vay nợ, thế chấp… Sau đó, bạn hãy đến cơ quan cấp giấy chứng nhận sở hữu đất để kiểm tra thông tin gốc, xem vị trí tài sản đó có thuộc quy hoạch nào không.
Rủi ro tài chính
Rủi ro tài chính xảy ra khá phổ biến khi vay mua nhà trả góp với các vấn đề như:
– Vấn đề áp lực tài chính sau khi mua nhà
Rất nhiều người khi mua nhà đã “tay không đi đánh giặc” thậm chí còn mua nhà lớn với tài chính eo hẹp nhưng lại chọn gói trả góp ngắn hạn. Điều này khiến người mua không tránh khỏi căng thẳng và áp lực khi phải trả một số tiền lớn hàng tháng, gồm cả tiền gốc và tiền lãi.
Giải pháp cho vấn đề này là bạn nên có trong tay khoảng 30 – 40% giá trị căn nhà trước khi mua và các chứng từ, hóa đơn chứng minh thu nhập hàng tháng để vay vốn ngân hàng. Hơn hết bạn chỉ nên vay tối đa 50% giá trị căn nhà.
– Vấn đề đặt cọc
Trên thực tế có không ít trường hợp người mua gặp phải rủi ro mất hết số tiền đặt cọc vì chủ đầu tư không xây dự án, người bán không bàn giao nhà đất rồi ôm tiền cọc của khách “biến mất”. Do đó, trong các giao dịch mua bán nhà, bạn chỉ nên đặt cọc không quá 10% giá trị tài sản. Đặc biệt trong giao dịch mua bán căn hộ chung cư, người mua sẽ được trả dần theo tiến độ xây dựng sau khi đặt cọc. Hơn hết, hợp đồng đặt cọc phải thể hiện chi tiết về nhân thân bên mua – bên bán, thời gian đặt cọc, giá trị mua bán, cách thức thanh toán, tiền đặt cọc, bên chịu thuế…
Rủi ro khi mua nhà trả góp
Rủi ro lãi suất
Hầu hết các ngân hàng hiện nay đều hỗ trợ cho vay mua nhà trả góp với mức lãi suất ưu đãi hấp dẫn như 7,5%/năm, 8,5%/năm… Nhưng mức lãi suất này sẽ có thời hạn nhất định, theo quy định từng ngân hàng có thể là 6 – 12 tháng. Tuy nhiên nhiều khách vay trả góp không tìm hiểu kỹ đã vội quyết định ký hợp vay vốn, mà không hỏi thời hạn sử dụng của mức lãi suất này là bao lâu? Để rồi sau đó mức lãi suất thay đổi và tăng vọt vượt xa lãi suất ban đầu thì lại gặp khó khăn trong việc trả nợ.
Để tránh gặp phải rủi ro về lãi suất, bạn cần tìm hiểu chính sách vay và ưu đãi của các ngân hàng uy tín hiện nay. Sau đó so sánh ưu điểm và hạn chế của các ngân hàng với nhau rồi mới quyết định vay tiền mua nhà ở ngân hàng nào để nhận được lợi ích tốt nhất. Nhất là trước biến động từ thị trường, quyền và lợi ích của bạn vẫn được đảm bảo.
Tóm lại bạn nên mua nhà trả góp nếu nguồn thu nhập của bạn dư giả để chi tiêu và trả khoản nợ vay vốn. Hơn nữa bạn cần lưu ý đến những rủi ro sẽ xảy ra để khắc phục chúng. Trên đây là những thông tin giải quyết vấn đề thắc mắc “có nên vay mua nhà trả góp không”, hy vọng qua bài viết bạn đã tìm được câu trả lời và lựa chọn giải pháp đúng đắn phù hợp với bản thân.