Cho vay mua nhà ở xã hội

Vay mua nhà ở xã hội là gì?

Theo Khoản 7 điều 3 Luật Nhà ở 2014 quy định:

“Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở.”

Vay mua nhà ở xã hội là gói vay được nhà nước phê chuẩn cho các ngân hàng thương mại, cũng như các tổ chức tín dụng cung ứng cho công dân. Gói vay này được áp dụng cho người lao động có thu nhập thấp. Đặc biệt, hình thức cho vay này hỗ trợ người vay tiếp cận được với mục đích mua, chuyển nhượng nhà ở xã hội một cách dễ dàng hơn.

Cho vay nhà ở xã hội

Đặc điểm của vay mua nhà xã hội

Khi vay mua nhà ở xã hội bạn sẽ được hưởng những đặc điểm sau:

  • Thời hạn vay: 5 – 25 năm.
  • Lãi suất ưu đãi thấp.
  • Hạn mức vay: Khách hàng có thể vay từ 70% – 90% căn hộ.
  • Thủ tục xét duyệt tương đối phức tạp, do đối tượng và điều kiện được phép vay mua nhà xã hội tương đối đặc biệt.

Ai được hỗ trợ vay mua nhà ở xã hội

Căn cứ điều 49 Luật nhà ở 2014 quy định đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội cụ thể như sau:

Các đối tượng sau đây nếu đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 51 của Luật này thì được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội:

1. Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;

  1. Hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn;
  2. Hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu;
  3. Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị;
  4. Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp;
  5. Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân;
  6. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
  7. Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định tại khoản 5 Điều 81 của Luật này;
  8. Học sinh, sinh viên các học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề; học sinh trường dân tộc nội trú công lập được sử dụng nhà ở trong thời gian học tập;
  9. Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở”.

Đối tượng được vay nhà ở xã hội

Lãi suất mua nhà ở xã hội

Mức lãi suất mua nhà ở xã hội được căn cứ tại Điều 1 Quyết định 532/QĐ-TTg cho biết:

“Điều 1. Mức lãi suất cho vay ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội áp dụng đối với các khoản vay có dư nợ để mua, thuê mua nhà ở xã hội, xây dựng mới hoặc cải tạo sửa chữa nhà để ở theo quy định tại Điều 16 của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội là 4,8%/năm”.

Ngân hàng nào cho vay mua nhà ở xã hội lãi suất thấp

Hiện nay, rất nhiều ngân hàng cho vay mua nhà ở xã hội với lãi suất thấp, bạn có thể tham khảo một số ngân hàng dưới đây:

Ngân hàng Chính sách xã hội

Số thứ tự Đối tượng cho vay Lãi suất
1 Cho vay hộ nghèo 6,6%/năm
2 Cho vay hộ cận nghèo 7,92%/năm
3 Cho vay hộ mới thoát nghèo 8,25%/năm
4 Cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn 6,6%/năm
5 Cho vay người lao động là người DTTS đang sinh sống tại vùng có điều kiện KTXH đặc biệt khó khăn, người khuyết tật 3,96%/năm
6 Cho vay cơ sở SXKD sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật 3,96%/năm
7 Cho vay cơ sở SXKD sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người DTTS 3,96%/năm
8 Cho vay cơ sở SXKD sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật và người DTTS 3,96%/năm
9 Cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở 3%/năm
10 Cho vay mua nhà trả chậm Đồng bằng sông Cửu Long 3%/năm
11 Cho vay hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt khu vực miền Trung 3%/năm
12 Cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ 4,8%/năm
13 Cho vay các đối tượng khác 7,92%/năm

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – BIDV

  • Lãi suất cho vay cạnh tranh
  • Hạn mức vay 100% giá trị hợp đồng
  • Thời hạn vay 20 năm

Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Vietcombank

  • Giá trị khoản vay lên đến 90% giá trị mua/thuê/thuê mua theo hợp đồng/hóa đơn.
  • Thời gian hoàn trả khoản vay: Tối đa 15 năm.
  • Lãi suất ưu đãi nhất thị trường: 5%/năm.

Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Vietinbank

  • Lãi suất ưu đãi 6%/năm. Trong các năm tiếp theo, lãi suất áp dụng bằng chỉ bằng khoảng 50% lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng trên thị trường nhưng tối đa không quá 6%/năm.
  • Thời gian ưu đãi lãi suất lên đến 10 năm đối với khách hàng cá nhân và 5 năm đối với khách hàng doanh nghiệp miễn là không vượt quá thời điểm 1/6/2023. Thời hạn cho vay tối thiểu 10 năm cho khách hàng cá nhân và tối đa 5 năm cho khách hàng doanh nghiệp.
  • Có thể dùng tài sản hình thành từ vốn vay (căn hộ/căn nhà dự án) để vay vốn mua nhà ở trong chương trình.

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam – Agribank

  • Lãi suất áp dụng bằng chỉ bằng khoảng 50% lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng trên thị trường nhưng tối đa không quá 6%/năm.
  • Thời hạn vay: Tối đa 15 năm với khách hàng cá nhân, tối đa 5 năm với khách hàng doanh nghiệp không vượt quá thời điểm 1/6/2023.
  • Thời hạn vay Hạn mức tối đa 700 triệu.

Các ngân hàng cho vay với nhiều mức lãi suất ưu đãi, nhiều gói vay lãi suất thấp. Nhưng theo quy định của pháp luật không phải đối tượng nào cũng có thể mua được nhà ở xã hội và đủ điều kiện vay vốn mua nhà ở xã hội.

Ngân hàng cho vay mua nhà ở xã hội

Điều kiện, thủ tục mua nhà ở xã hội

Để được xét duyệt khoản vay mua nhà ở xã hội bạn cần đáp ứng được điều kiện và chuẩn bị đủ hồ sơ thủ tục cụ thể:

Điều kiện

Căn cứ khoản 1 Điều 51 Luật Nhà ở 2014, đối tượng thuộc số thứ tự 1, 4, 5, 6, 7, 8 và 10 trong bảng trên thì phải đáp ứng các điều kiện về nhà ở, cư trú, thu nhập như sau:

Điều kiện 1: Điều kiện về nhà ở

  • Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình.
  • Chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội.
  • Chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống, học tập.
  • Hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình, nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người trong hộ gia đình, thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ và từng khu vực (trường hợp có nhà ở thuộc sở hữu của mình thì diện tích nhà ở bình quân dưới 10m2/người).

Điều kiện 2: Điều kiện về cư trú

Phải có đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội; trường hợp không có đăng ký thường trú thì phải có đăng ký tạm trú từ một năm trở lên tại tỉnh, thành phố nơi có nhà ở xã hội, trừ trường hợp theo thứ tự thứ 9.

Điều kiện cho vay mua nhà ở xã hội

Điều kiện 3: Điều kiện về thu nhập

Đối với đối tượng theo thứ tự 4, 5, 6 và 7 thì phải thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân. Nói cách khác, phải là người có thu nhập hàng tháng từ 11 triệu đồng trở xuống (132 triệu đồng/năm) nếu không có người phụ thuộc.

Trường hợp là hộ nghèo, cận nghèo thì phải thuộc diện nghèo, cận nghèo theo quy định của thủ tướng Chính phủ.

Đối với đối tượng theo thứ tự 1, 8, 9 và 10 thì không yêu cầu phải đáp ứng điều kiện về thu nhập.

Thủ tục

Để được vay mua nhà ở xã hội, công dân sẽ phải hoàn thiện một số dạng hồ sơ theo quy định của nhà nước bao gồm:

Hồ sơ cá nhân

  • Đơn đăng ký mua nhà ở xã hội theo mẫu hiện hành.
  • Chứng minh thư nhân dân (3 bản photo có chứng thực).
  • Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đối với người đã lập gia đình, hoặc xác nhận độc thân nếu chưa kết hôn (3 bản photo có chứng thực).
  • Ảnh người vay vốn và các thành viên trong hộ gia đình (ảnh cỡ 3×4 và mỗi người cần nộp 3 ảnh).

Hồ sơ chứng minh thuộc nhóm đối tượng được hưởng gói vay mua nhà ở xã hội:

Giấy xác nhận đối tượng có thể cho vay vốn cũng như thực trạng nhà ở. Hồ sơ này gồm các tài liệu hợp lệ tại khoản 2, 3 điều 22 Nghị định 100/2015/NĐ-CP) cụ thể:

  • Khoản 2: Giấy tờ chứng minh về điều kiện cư trú như sau:
    • Nếu người vay mua nhà ở xã hội đã đăng ký hộ khẩu thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và khu vực này đang có mô hình nhà ở xã hội thì cần có bản sao chứng thực của hộ khẩu/giấy đăng ký hộ khẩu tập thể.
    • Trong trường hợp người vay mới chỉ đăng ký tạm trú thì cần cung cấp giấy chứng thực việc đã đăng ký tạm trú, đã đóng bảo hiểm xã hội và hợp đồng lao động tại địa phương.
  • Khoản 3: Hồ sơ chứng minh thu nhập
    • Giấy xác nhận việc người vay không phải đóng thuế thu nhập thường xuyên do đơn vị/doanh nghiệp/nơi công tác cấp.
    • Tự kê khai mức thu nhập của bản thân theo mẫu và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các thông tin đã khai.

Những lưu ý mua nhà ở xã hội

Trước khi thực hiện vay mua nhà ở xã hội bạn cần lưu ý những thông tin dưới đây để việc vay vốn mua nhà được diễn ra thuận tiện cụ thể như sau:

  • Thứ nhất, vì diện tích nhà ở xã hội tối đa chỉ là 70m2 nên đây sẽ là hạn chế lớn đối với các gia đình có nhu cầu sinh hoạt tại căn hộ có diện tích rộng.
  • Thứ hai, chủ sở hữu nhà ở xã hội không thể thế chấp nhà với bất cứ bên nào khác trừ trường hợp thế chấp nhà cho ngân hàng cho vay mua nhà ở xã hội, và cũng không được chuyển nhượng dưới mọi hình thức trong thời gian tối thiểu 5 năm kể từ ngày mua.
  • Thứ ba, lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất gói vay thông thường.

Trên đây là những thông tin cho vay mua nhà ở xã hội bạn có thể tham khảo. Hy vọng bài viết sẽ đem lại thông tin hữu ích cho bạn đọc

Đánh giá bài viết
Cho vay mua nhà ở xã hội
Rate this post

Gửi yêu cầu tư vấn