Lách lãi suất khi rút tiền từ thẻ tín dụng có vi phạm pháp luật?

Lách lãi suất khi rút tiền từ thẻ tín dụng có vi phạm pháp luật?

Thẻ tín dụng được dùng cho việc thanh toán, giao dịch hàng hóa. Tuy nhiên, nhiều người thường quen với việc rút tiền mặt từ thẻ tín dụng như một thẻ ATM. Điều này không những khiến cho chủ thẻ bị chịu thêm một khoản phí rút cao mà còn bị tính lãi suất nếu không được trả đúng hạn. Bài viết này sẽ chia sẻ tới bạn cách lách lãi suất khi rút tiền từ thẻ tín dụng để giảm thiểu tối đa chi phí phải trả.

Lách lãi suất khi rút tiền từ thẻ tín dụng diễn ra như thế nào?

Do mức phí khi rút tiền từ thẻ tín dụng tại các cây ATM khá cao vì thế nên nhiều người đã tránh rút tiền tại cây ATM mà thay vào đó họ rút tiền tại các tiệm vàng, các điểm chấp nhận thanh toán qua hình thức mua hàng.

Với cách này, chi phí rút tiền sẽ thấp hơn so với việc rút từ các cây ATM. Cụ thể, nếu rút 10 triệu đồng, khách hàng chỉ mất phí 2,6% trong tổng số tiền giao dịch, tức chỉ mất 260.000 VND, trong khi rút tại ATM sẽ mất phí 400.000 VND và lãi suất 2%/tháng.

Ngoài ra, nếu sử dụng thẻ tín dụng do ngân hàng này phát hành để rút tiền mặt tại máy ATM của ngân hàng khác, chủ thẻ phải chịu thêm mức phí tối thiểu 80.000 VND. Nếu khách hàng rút tại tiệm vàng thì chỉ cần trả 300 000 VND và được miễn lãi suất trong khoảng 45 – 50 ngày.

Rút tiền tại tiệm vàng chi phí thấp hơn nhiều so với rút tiền tại cây ATM

Rút tiền tại tiệm vàng chi phí thấp hơn nhiều so với rút tiền tại cây ATM

>> Xem ngay: Lãi suất thẻ tín dụng ngân hàng nào thấp nhất 2020? để có thêm nhiều sự chọn cho bạn khi có nhu cầu sử dụng thẻ tín dụng.

Lách lãi suất khi rút tiền từ thẻ tín dụng có hợp pháp không?

Ngân hàng nhà nước cũng đã có văn bản yêu cầu các ngân hàng phát hành thẻ chấm dứt hợp đồng nếu các điểm thanh toán thẻ vi phạm quy định giao dịch. Vì vậy hành vi lách lãi suất khi rút tiền từ thẻ tín dụng của khách hàng tại các điểm thanh toán là trái quy định của ngân hàng.

Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia phân tích, việc núp bóng rút tiền mặt đem lại lợi ích cho 3 bên. Đó là ngân hàng, điểm chấp nhận thanh toán và chủ thẻ. Vì thế, ngân hàng đã bỏ qua hiện tượng lách lãi suất khi rút tiền từ thẻ tín dụng này.

Với số tiền thu được, chủ tiệm vàng sẽ có lợi vì chỉ nộp lại cho ngân hàng 1,5% – 2%. Ngân hàng phát hành thẻ cũng thu được lợi nhuận từ việc nộp phí của chủ tiệm vàng. Từ đó, ý nghĩa của việc thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế đã bị méo mó.

Một số chuyên gia khuyến nghị các ngân hàng cần giảm bớt các mức phí liên quan đến việc rút tiền mặt bằng thẻ tín dụng để hạn chế được hiện tượng chủ thẻ mua hàng hóa nhưng thực chất lại nhận tiền mặt, biến điểm chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng trở thành đơn vị cho vay nóng.

Trên đây là thông tin về lách lãi suất khi rút tiền từ thẻ tín dụng có vi phạm pháp luật? Hy vọng thông tin này sẽ giúp bạn cách sử dụng thẻ tín dụng một cách phù hợp với quy định của ngân hàng. Nếu còn điều gì thắc mắc xin vui lòng để lại thông tin bên dưới để được giải đáp.

Đánh giá bài viết
Lách lãi suất khi rút tiền từ thẻ tín dụng có vi phạm pháp luật?
5 (100%) 1 vote

Gửi yêu cầu tư vấn