Hiểu như thế nào về kỳ tính lãi?

Khi vay vốn hay gửi tiền khách hàng thường được nghe về khái niệm kỳ tính lãi. Vậy phải hiểu kỳ tính lãi như thế nào là đúng và kỳ tính lãi có giống với thời hạn tính lãi không?

Kỳ tính lãi là gì?

Theo Khoản 3 Điều 3 Thông tư 14/2017/TT-NHNN nêu định nghĩa kỳ tính lãi như sau:

Kỳ tính lãi là khoảng thời gian trong thời hạn tính lãi mà tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận dùng để tính số tiền lãi.

Kỳ tính lãi có thể được xác định bằng giờ, ngày, tuần, tháng, năm theo thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng phù hợp với quy định của pháp luật.

Kỳ tính lãi có khác thời hạn tính lãi?

Khoản 2 Điều 3 Thông tư này cũng nêu rõ:

Thời hạn tính lãi là toàn bộ khoảng thời gian do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận để tính số tiền lãi của khoản tiền gửi, cấp tín dụng phù hợp với quy định tại Thông tư này.

Như vậy có thể thấy kỳ tính lãi khác với thời hạn tính lãi:

  • Kỳ tính lãi là chỉ 1 khoảng thời gian thuộc thời hạn tính lãi
  • Thời hạn tính lãi là toàn bộ thời gian tính lãi mà tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận tính lãi cho một số tiền gửi hay tiền vay.

Quy định về nguyên tắc tính lãi hiện nay

Tại Điều 4 của Thông tư 24 nêu rõ về nguyên tắc tính lãi

Lãi suất tính lãi: được quy đổi theo tỷ lệ %/năm (lãi suất năm); một năm là ba trăm sáu mươi lăm ngày.

Thời gian sử dụng để quy đổi mức lãi suất tính lãi theo tỷ lệ %/tháng, %/tuần, %/giờ sang mức lãi suất theo tỷ lệ %/ngày; quy đổi mức lãi suất theo tỷ lệ %/ngày sang mức lãi suất theo tỷ lệ %/năm và ngược lại được tính như sau:

a) Một năm là ba trăm sáu mươi lăm ngày;

b) Một tháng là ba mươi ngày;

c) Một tuần là bảy ngày;

d) Một ngày là hai mươi tư giờ.

Đối với khoản tiền gửi, cấp tín dụng có thời hạn từ một ngày trở lên:

Tổ chức tín dụng được thỏa thuận với khách hàng về thời hạn tính lãi và thời điểm xác định số dư để tính lãi theo một trong hai cách sau:

a) Thời hạn tính lãi được xác định từ ngày tiếp theo ngày giải ngân khoản cấp tín dụng hoặc ngày tiếp theo ngày nhận tiền gửi đến hết ngày thanh toán hết khoản cấp tín dụng, khoản tiền gửi (bỏ ngày đầu, tính ngày cuối của thời hạn tính lãi) và thời điểm xác định số dư để tính lãi là đầu mỗi ngày trong thời hạn tính lãi.

b) Thời hạn tính lãi được xác định từ ngày giải ngân khoản cấp tín dụng hoặc ngày nhận tiền gửi đến hết ngày liền kề trước ngày thanh toán hết khoản cấp tín dụng, khoản tiền gửi (tính ngày đầu, bỏ ngày cuối của thời hạn tính lãi) và thời điểm xác định số dư để tính lãi là cuối mỗi ngày trong thời hạn tính lãi.

Đối với khoản tiền gửi, cấp tín dụng mà thời hạn tính từ khi nhận tiền gửi hoặc từ khi giải ngân khoản cấp tín dụng đến khi thanh toán hết khoản tiền gửi, khoản cấp tín dụng dưới một ngày: Tổ chức tín dụng thỏa thuận với khách hàng về thời hạn tính lãi được tính từ khi nhận tiền gửi hoặc từ khi giải ngân khoản cấp tín dụng đến khi thanh toán hết khoản tiền gửi, khoản cấp tín dụng, nhưng không được vượt quá một ngày.

Tổ chức tín dụng và khách hàng được thỏa thuận về mức lãi suất, phương pháp tính lãi phù hợp với quy định của pháp luật về nhận tiền gửi, cấp tín dụng và quy định tại Thông tư này.

H2 Số tiền lãi của 1 kỳ tính lãi được tính thế nào?

Số tiền lãi của từng kỳ tính lãi được xác định như sau:

– Số tiền lãi của một ngày được tính toán như sau:

Số tiền lãi ngày = (Số dư thực tế  x  Lãi suất tính lãi)/365

Số tiền lãi của kỳ tính lãi bằng (=) tổng số tiền lãi ngày của toàn bộ các ngày trong kỳ tính lãi.

– Đối với các khoản tiền gửi, cấp tín dụng có thời gian duy trì số dư thực tế nhiều hơn một (01) ngày trong kỳ tính lãi, được sử dụng công thức rút gọn sau để tính lãi:

Số tiền lãi = ∑ ( Số dư thực tế  x  số ngày duy trì số dư thực tế  x  Lãi suất tính lãi)/365

Trong đó:

  • Số dư thực tế: Là số dư đầu ngày tính lãi của số dư tiền gửi, số dư nợ gốc trong hạn, số dư nợ gốc quá hạn, số dư lãi chậm trả thực tế mà bên nhận tiền gửi, bên nhận cấp tín dụng còn phải trả cho bên gửi tiền, bên cấp tín dụng được sử dụng để tính lãi theo thỏa thuận và quy định của pháp luật về nhận tiền gửi, cấp tín dụng.
  • Số ngày duy trì số dư thực tế: Là số ngày mà số dư thực tế đầu mỗi ngày không thay đổi.
  • Lãi suất tính lãi: Được tính theo tỷ lệ %/năm (365 ngày)

Hy vọng qua nội dung trên bạn đọc hiểu rõ được khái niệm về kỳ tính lãi và những nguyên tắc tính lãi được áp dụng hiện nay.

Đánh giá bài viết
Hiểu như thế nào về kỳ tính lãi?
Rate this post

Gửi yêu cầu tư vấn