Mục lục
Giao kết hợp đồng vay là là thỏa thuận giữa bên vay và bên cho vay. Theo đó bên cho vay giao tiền cho bên vay, khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả lại tiền cho bên cho vay theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận trong hợp đồng vay.
Quy định về giao kết hợp đồng vay
Điều 386, Tiểu mục 1, Mục 7 thuộc Bộ luật dân sự 2015 đã nêu rõ về giao kết hợp đồng như sau:
“Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng (sau đây gọi chung là bên được đề nghị).
Trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời, nếu bên đề nghị lại giao kết hợp đồng với người thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời thì phải bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị mà không được giao kết hợp đồng nếu có thiệt hại phát sinh.”
Điều kiện về chủ thể giao kết hợp đồng vay
Để có thể ký kết hợp đồng vay, cả bên vay và bên cho vay (các ngân hàng, tổ chức tín dụng) cần đáp ứng các điều kiện nhất định
Đối với bên tổ chức tín dụng cho vay:
- Có giấy phép thành lập và hoạt động do Ngân hàng nhà nước cấp
- Có điều lệ do Ngân hàng nhà nước chuẩn y
- Có giấy đăng ký kinh doanh hợp pháp
- Có người đại diện đủ năng lực và thẩm quyền để giao kết hợp đồng
Đối với bên đi vay (cá nhân, tổ chức…):
- Chủ thể giao kết là pháp nhân và cá nhân có năng lực pháp luật và năng lực hành vi có mục đích vay vốn hợp pháp ghi trong hợp đồng và được thẩm định.
- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết (bên vay cam kết bằng phương án sử dụng vốn khả thi, tài sản cầm cố, thế chấp hoặc có bảo lãnh của bên thứ ba)
Một số lưu ý khi giao kết hợp đồng vay
Khi làm giao kết hợp đồng vay, các cá nhân, tổ chức cần tuân thủ theo những quy định chung của pháp luật với các nội dung cơ bản gồm:
– Không bắt buộc có lãi vay: Việc có lãi vay hay không là phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên khi vay tiền và được nêu rõ trong hợp đồng, nên bên đi vay (doanh nghiệp) hoàn toàn có thể ký hợp đồng vay không lãi suất.
– Thỏa thuận lãi vay trong giới hạn: Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay theo quy định trong bộ Luật Dân sự.
– Trả lãi chậm trả là bắt buộc: Pháp luật có quy định về khoản tiền chậm thanh toán trong trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ, nếu có thỏa thuận. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.
– Mức lãi trả chậm áp dụng theo thỏa thuận: Trong Bộ luật Dân sự 2015 có nêu khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất 10% (được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn). Nếu không có thỏa thuận, lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả.
Hy vọng với những nội dung trên bạn đọc có thêm những thông tin hữu ích hiểu hơn về hoạt động giao kết hợp đồng vay giữa cá nhân, doanh nghiệp với các tổ chức tín dụng.