Những điều cần biết về hình thức vay sản xuất kinh doanh

Vay sản xuất kinh doanh là gì?

Vay sản xuất kinh doanh là gói vay được các ngân hàng triển khai, để đáp ứng nhu cầu bổ sung vốn của khách hàng để sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ… nhằm mở rộng quy mô, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Điều kiện, thủ tục vay vốn kinh doanh được quy định tùy theo ngân hàng, tổ chức tín dụng. Thông thường khi vay vốn kinh doanh sẽ được triển khai theo 2 hình thức là vay món và vay hạn mức, phục vụ nhu cầu kinh doanh lâu dài, ổn định và cần vay vốn thường xuyên để hỗ trợ đầu tư mở rộng phạm vi, địa điểm, cơ sở vật chất, trang thiết bị…

Vay sản xuất kinh doanh

Vay sản xuất kinh doanh

Những điều cần biết về hình thức vay sản xuất kinh doanh

Khi vay vốn kinh doanh bạn cần nắm rõ các quy định, cách thức vay vốn và một số yếu tố cụ thể như sau:

Mục đích vay sản xuất kinh doanh

Mục đích vay sản xuất kinh doanh là yếu tố quan trọng để ngân hàng quyết định khoản vay của bạn. Nếu bạn có mục đích khả thi thì khoản vay của bạn càng có khả năng được xét duyệt cao. Những mục đích vay sản xuất kinh doanh được các ngân hàng chấp nhận là: Mua hàng hóa, nguyên vật liệu, đầu tư máy móc thiết bị, sửa chữa nâng cấp nhà xưởng, cơ sở sản xuất kinh doanh, vay đầu tư nông nghiệp. Ngoài ra khách hàng còn có thể vay để kinh doanh hộ gia đình… một cách linh hoạt.

Tài sản đảm bảo

Vay kinh doanh là hình thức vay thế chấp, để vay kinh doanh bạn cần có tài sản đảm bảo. Tài sản đảm bảo cần có giá trị tương ứng với khoản vay. Một trong những tài sản đảm bảo được chấp nhận vay vốn tại ngân hàng cụ thể:

  • Bất động sản thuộc sở hữu khách hàng hoặc bên thứ 3 được ngân hàng chấp thuận.
  • Phương tiện vận chuyển thuộc sở hữu của khách hàng.
  • Giấy tờ có giá trị và các loại tài sản khác theo quy định của pháp luật.

Hạn mức vay

Hạn mức vay được quy định theo tùy ngân hàng và dựa theo hồ sơ vay vốn của bạn. Hầu hết các ngân hàng sẽ hỗ trợ cho vay 70 – 80%/giá trị tài sản đảm bảo. Tuy nhiên khi vay vốn bạn cần cân nhắc số tiền vay, thay vào đó trước khi vay vốn bạn cần có sẵn 40 – 50% số vốn. Mặc dù ngân hàng hỗ trợ cho vay 70 – 80%, nhưng bạn chỉ nên vay tối đa 50% số tiền để không bị rơi vào tình trạng áp lực tài chính.

Những điều cần biết khi vay kinh doanh

Những điều cần biết khi vay kinh doanh

Thời hạn vay

Thời hạn vay sản xuất kinh doanh sẽ được ngân hàng căn cứ vào chu kỳ kinh doanh, dự phóng lưu chuyển nguồn tiền, thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng để xác định thời hạn vay phù hợp.

Nếu hồ sơ vay của bạn tốt thì bạn sẽ được vay theo thời gian tối đa, được quy định từng ngân hàng. Cũng giống như hạn mức vay, bạn cũng nên cân nhắc nên vay theo thời gian dài hay ngắn.

  • Nếu vay thời gian dài: Thì số tiền bạn phải trả sẽ được chia đều nhỏ ra, mỗi lần đến hạn bạn không bị áp lực xoay sở để trả số tiền vượt quá khả năng. Nhưng thời gian vay dài đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải trả nợ lâu và số lãi phải trả cũng nhiều tính theo thời gian. Và bạn cũng phải chắc chắn công việc của mình ổn định để duy trì chi trả số nợ đó.
  • Nếu vay thời gian ngắn: Thì số tiền bạn phải trả sẽ lớn hơn, do đó bạn cần có nguồn lực kinh tế mạnh mới có thể tri chả mà không bị áp lực tài chính.

Phương thức cho vay/thu nợ 

Tại các ngân hàng thường cho người vay lựa chọn hình thức trả nợ theo dư nợ gốc và dư nợ giảm dần.

  • Dư nợ gốc là hình thức trả nợ theo số tiền vay + lãi suất cố định.
  • Dư nợ giảm dần là hình thức trả nợ giảm dần theo thời gian. Khoản nợ cũng bạn sẽ ít dần đi cho đến kỳ hạn trả nợ cuối cùng.

Top ngân hàng cho vay sản xuất kinh doanh lãi suất thấp nhất

Bạn có thể tham khảo top 10 ngân hàng cho vay kinh doanh có lãi suất tốt nhất dưới đây:

Ngân hàng Vietinbank

Vietinbank áp dụng lãi suất thả nổi đối với khoản vay vốn kinh doanh như sau:

  • Các mức lãi suất ưu đãi cố định:
    • Đối với khoản vay có thời hạn 36 tháng trở nên có lãi suất ưu đãi cố định từ 7,7%/năm trong thời hạn 12 tháng đầu tiên.
    • Đối với khoản vay có thời hạn vay 60 tháng trở lên có lãi suất ưu đãi cố định từ 8,62%/năm trong thời hạn 24 tháng đầu tiên.
    • Đối với khoản vay có thời hạn vay 120 tháng trở lên có lãi suất ưu đãi cố định từ 9,5%/năm trong thời hạn 36 tháng đầu tiên.
  • Các mức lãi suất thả nổi:
  • Lãi suất thả nổi từ 5%/năm cho khoản vay thời hạn 1 tháng.
  • Lãi suất từ 6%/năm cho khoản vay thời hạn ưu đãi 3 tháng.
  • Lãi suất trung dài hạn từ 8%/năm cho khoản vay có thời hạn ưu đãi 12 tháng.

Ngân hàng Đông Á

Ngân hàng Đông Á đang áp dụng lãi suất cho vay vốn kinh doanh ở mức trung bình chỉ từ 5,5%/năm. Đây là mức lãi suất được đánh giá là khá cạnh tranh trên thị trường hiện nay.

Ngân hàng OCB

Ngân hàng OCB đang áp dụng lãi suất cho vay vốn kinh doanh ở mức trung bình chỉ từ 5,99%/năm.

Top ngân hàng có lãi suất thấp cho vay kinh doanh

Top ngân hàng có lãi suất thấp cho vay kinh doanh

Ngân hàng Vietcombank

Lãi suất cho vay kinh doanh ở ngân hàng Vietcombank đang được áp dụng ở mức 6%/năm đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Ngân hàng BIDV

Ngân hàng BIDV đang áp dụng lãi suất cho vay vốn kinh doanh ở mức trung bình chỉ từ 6,5%/năm.

Ngân hàng VPBank

VPBank áp dụng các mức lãi suất cho vay vốn kinh doanh như sau:

  • Lãi suất vay khởi nghiệp: 7,9%/năm.
  • Lãi suất vay kinh doanh VPBank trả góp: 7,9%/năm.
  • Lãi suất vay vốn của hộ kinh doanh: 8,6%/năm.

Ngân hàng SHB

Ngân hàng SHB đang áp dụng các mức lãi suất cho vay kinh doanh cụ thể như sau:

  • Vay bổ sung vốn lưu động trả góp: 8,5%/năm.
  • Vay kinh doanh thông thường: 8%/năm.
  • Vay dành cho hộ kinh doanh: 8,5%/năm.
  • Vay đầu từ tài sản cố định: 8,5%/năm.

Ngân hàng Eximbank

Ngân hàng Eximbank đang áp dụng các mức lãi suất cho vay kinh doanh trung bình chỉ từ 8,5%/năm. Với từng gói vay cụ thể sẽ tương ứng lãi suất như sau:

  • Vay bổ sung vốn kinh doanh: 9,0%/năm.
  • Vay kinh doanh tiểu thương: 9,0%/năm.
  • Vay cấp hạn thấu chi kinh doanh: 9,0%/năm.
  • Vay mở rộng sản xuất, phát triển kinh doanh: 8,0%/năm.

Ngân hàng ACB

Ngân hàng ACB đang áp dụng lãi suất cho vay vốn kinh doanh ở mức trung bình chỉ từ 9,8%/năm.

Trên đây là những điều cần biết về hình thức vay sản xuất kinh doanh và những ngân hàng có lãi suất vay kinh doanh thấp nhất, qua đó bạn có thể tham khảo và lựa chọn vay vốn kinh doanh phù hợp với bản thân. Hy vọng bài viết sẽ đem lại thông tin hưu ích cho bạn đọc.

Đánh giá bài viết
Những điều cần biết về hình thức vay sản xuất kinh doanh
Rate this post

Gửi yêu cầu tư vấn