Trong nền kinh tế thị trường ngày nay, lãi suất thực tế và lãi suất danh nghĩa là 2 khái niệm đang được rất nhiều người quan tâm. Vì hai dạng lãi suất này có mối quan hệ vừa tương đồng vừa tương phản, ảnh hưởng rất nhiều đến quyền lợi của người giao dịch.
Nắm bắt được sự khác biệt cơ bản giữa lãi suất thực tế và lãi suất danh nghĩa sẽ mang đến rất nhiều lợi ích. Giúp bạn định hình rõ được giá trị thực mà mình nhận được so với cơ sở lý thuyết trên giấy tờ. Không tạo ra cảm giác hụt hẫng khi biết kết quả cuối cùng.
Xem thêm: Lãi suất liên ngân hàng là gì và những vấn đề quan trọng bạn không thể thờ ơ.
Những điều khác nhau cơ bản giữa lãi suất thực tế và lãi suất danh nghĩa
Những điều khác nhau cơ bản giữa lãi suất thực tế và lãi suất danh nghĩa
Muốn tìm được sự khác biệt thì ta phải thực hiện phương pháp so sánh. Và so sánh muốn dễ hiểu, dễ hình dung nhất phải áp dụng hình thức kẻ bảng. Chính vì lý do đó, TheBankVN xin được kẻ bảng phân tích chi tiết lãi suất thực tế và lãi suất danh nghĩa để mọi người cùng tham khảo:
Lãi suất thực tế | Lãi suất danh nghĩa | |
Khái niệm | Lãi suất thực tế là lãi thực cuối cùng mà nhà đầu tư sẽ nhận được cho khoản đầu tư hoặc tiền vay của mình sau khi đã trừ đi lạm phát. Lãi suất thực tế và lãi suất danh nghĩa thường chênh lệch nhau, mức độ tùy thuộc vào thời điểm và tỷ lệ lạm phát. | Là một thuật ngữ tài chính nhằm chỉ tỷ lệ lãi suất dựa trên giá trị danh nghĩa của một khoản đầu tư hoặc tiền vay… ý muốn nói đến tỷ lệ lãi khi chưa được điều chỉnh do ảnh hưởng của lạm phát hoặc việc tính lãi kép của các nhà băng, tổ chức tín dụng. |
Đặc điểm | Đo lường sức mua của biên lai tiền lãi.
Tính bằng cách điều chỉnh lãi suất danh nghĩa được tính để đưa lạm phát vào hạch toán. |
Được coi như số lượng, tỷ lệ % của tiền lãi phải trả.
Lãi suất danh nghĩa mang tính chất tham khảo nhiều hơn là nhận được. |
Cách tính | Nếu bạn vay 10 triệu đồng từ ngân hàng với mức lãi suất là 10%/năm thì lãi suất danh nghĩa ở đây chính là 10%/năm. | Cùng ví dụ trên, nếu năm đó, lạm phát là 2% thì lãi suất thực tế sẽ được tính chỉ còn 8% vì (kết quả của 10% – 2%).
Công thức tính lãi suất thực tế là: 1+i=(1+r)(1+E(I)) Trong đó: i : lãi suất danh nghĩa.
|
(Bảng so sánh lãi suất thực tế và lãi suất danh nghĩa)
Mối quan hệ giữa lãi suất thực tế và lãi suất danh nghĩa
Tìm hiểu lãi suất thực tế và lãi suất danh nghĩa bạn không bao giờ được bỏ qua mối quan hệ giữa chúng. Đó là những điều kiện, tiền để cụ thể để đầu tư sáng suốt, thu về được lợi nhuận nhiều nhất.
Công thức đúng nhất thể hiện mối quan hệ này đó là:
(1 + r)(1 + i) = (1 + R).
Trong đó:
- r là lãi suất thực tế bạn nhận được.
- i là tỷ lệ lạm phát và R là lãi suất danh nghĩa.
- Lãi suất thực tế = Lãi suất danh nghĩa – Tỷ lệ lạm phát dự kiến.
Nhưng khi nhìn vào thực tế thì tỷ lệ lạm phát khi đã xảy ra có thể khác so với tỷ lệ lạm phát dự kiến. Do đó, bạn không thể biết trước được một cách chính xác lãi suất thực tế là bao nhiêu. Ngược lại, lãi suất danh nghĩa sẽ được công bố ngay sau đó cho người vay tiền, nhà đầu tư biết.
Mối quan hệ giữa lãi suất thực tế và lãi suất danh nghĩa
Lãi suất thực tế và lãi suất danh nghĩa luôn có sự tương phản ở mức nhất định khi liên quan đến lạm phát. Lạm phát chủ yếu gắn liền với lãi suất thực tế còn lãi suất danh nghĩa thì không. Lạm phát là khái niệm, thước đo định giá trị đồng tiền của bạn hiện tại là bao nhiêu so với cùng kỳ năm ngoài. Nhìn một cách chung nhất, lãi suất danh nghĩa sẽ tính đến sự giảm giá trị của đồng tiền. Do đó, sự khác biệt lớn nhất giữa lãi suất thực tế và lãi suất danh nghĩa là lãi suất thực tế sẽ tính đến cả tỷ lệ lạm phát.
Lãi suất thực tế và lãi suất danh nghĩa luôn đi song hành với nhau trong các giao dịch tài chính. Như đã nói, yếu tố lạm phát quyết định rất lớn đến lãi suất thực cuối cùng bạn nhận được. Vì thế, hãy cân nhắc, lựa chọn thời điểm phù hợp nhất để đầu tư hoặc vay tiền… một cách thông minh và có lợi nhất. Chúc các bạn thành công.
Với những thông tin ở trên, bạn đã phân biệt được lãi suất thực tế và lãi suất danh nghĩa hay chưa. Nên nhớ, không có lãi suất nào quan trọng hơn lãi suất nào, việc bạn cần làm đó là cảnh tỉnh và luôn chuẩn bị tâm lý để đón nhận một cách thoải mái, an tâm nhất.