Mục lục
Thiết lập các mục tiêu rõ ràng
Kinh nghiệm tiết kiệm tiền đầu tiên được tổng hợp từ thành công của các triệu phú hiện nay đó chính là có mục tiêu rõ ràng. Tiết kiệm tiền, suy cho cùng cũng là để thực hiện các mục tiêu được đề ra trong cuộc sống. Bạn nên có một mục tiêu rõ ràng để hành động và định hướng kế hoạch như thế nào là phù hợp nhất.
Không nên đặt mục tiêu quá cao vì sẽ khiến bản thân nản chí nếu gặp rủi ro trong quá trình thực hiện. Nhiều người không kiên trì đến cùng, từ đó, việc tiết kiệm sẽ bị đình trệ, thậm chí là dập tắt. Không nên đặt mục tiêu chung chung vì việc này sẽ khiến bạn thực hiện một cách tạm bợ theo cảm tính. Sự nghiêm túc trong khi tiết kiệm không được đề cao cũng dễ khiến mục tiêu tiết kiệm bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Lập danh sách mua sắm cụ thể
Biết rằng trong cuộc sống có hàng vạn thứ cần phải mua, nhưng không nên lãng phí trong một thời gian nhất định. Hãy phân bố đều theo từng khoảng thời gian hợp lý, có cách chi tiêu mua sắm hiệu quả. Tránh tình trạng vung tay quá trán. Lên kế hoạch cụ thể với từng mặt hàng cụ thể theo từng danh sách riêng. Từ đó, bạn sẽ tự hình thành thói quen tiết kiệm hiệu quả cho bản thân.
Liệt kê các vật dụng thực sự cần thiết cho bản thân và gia đình ngay tại thời điểm cần chi tiêu. Loại bớt những thứ không quá quan trọng hoặc không có tác dụng tốt với sức khỏe con người như rượu bia, thuốc lá…. Hoặc chỉ nên mua vừa đủ chứ không nên dư thừa.
Áp dụng quy tắc 50/20/30
Quy tắc tài chính 50/20/30 được rất nhiều người áp dụng hiện nay và mang đến những lợi ích không nhỏ. Quy tắc này là một bảng hướng dẫn chia tỷ lệ rõ ràng để bạn có kế hoạch chi tiêu phù hợp nhất với mục tiêu tiết kiệm mình đã đặt ra. Thực hiện theo đúng mục đích theo tỷ lệ thu nhập, bạn sẽ kiểm soát tài chính tốt hơn, hạn chế tối đa tình trạng rỗng túi và luôn đảm bảo một quỹ ổn định khi có nhu cầu sử dụng.
Trong đó 50% của tổng thu nhập là dành cho chi phí thiết yếu như tiền ăn, ở, chi phí xăng xe, điện thoại, điện nước, đồ dùng gia đình… 30% của tổng thu nhập tiếp theo dành cho nhu cầu giải trí, du lịch, sách báo, học tập, mua sắm và cuối cùng 20% thu nhập dành cho các mục tiêu tài chính khác như tiết kiệm, đầu tư kinh doanh, lập quỹ dự phòng, trả nợ khoản vay (nếu có).
Tham gia bảo hiểm nhân thọ
Bảo hiểm nhân thọ là một trong những cách quản lý tài chính đơn giản mà hiệu quả dành cho bất kỳ ai. Số phí bảo hiểm đóng hàng kỳ chính là khoản tiết kiệm dự phòng rủi ro cho tương lai. Chính nhờ quy định đóng phí dài hạn (5 năm, 8 năm, 12 năm…) nên khoản tiết kiệm sẽ được tích lũy liên tục và đều đặn hàng kỳ. Bạn có thể chọn hình thức đóng phí tháng/quý/nửa năm/năm… sao cho phù hợp. Hơn nữa, chỉ với số tiền tiết kiệm để ra ở mức 10 – 15% tổng thu nhập thông qua hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, bạn đã hoàn thành hai nhiệm vụ tài chính quan trọng nhất trong gia đình là dự phòng rủi ro và tiết kiệm tiền cho tương lai.
Thứ nhất, khả năng dự phòng rủi ro chính là nhiệm vụ chính của bảo hiểm sẽ giúp bạn và gia đình hoàn toàn có thể yên tâm trong hành trình cuộc sống. Bởi nếu không may ốm đau bệnh tật, tai nạn, thất nghiệp, thương tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo thì sẽ được hỗ trợ ngay một khoản tiền giúp gia đình giảm bớt gánh nặng tài chính, lạc quan vượt qua khó khăn và nhanh chóng ổn định cuộc sống.
Thứ hai, yếu tố tiết kiệm được kết hợp với yếu tố bảo vệ trong cùng một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Nếu may mắn trong cuộc sống không gặp phải rủi ro lớn nào thì bạn sẽ nhận được khoản tiền đáo hạn lớn đúng thời điểm cần thiết trong tương lai, đó là khi con học đại học/đi du học hay khi nghỉ hưu. Hoặc dù rủi ro có xảy ra thì gia đình vẫn nhận được khoản tiền khi đáo hạn hợp đồng để phần nào trang trải cuộc sống.
=> Tham khảo sản phẩm bảo hiểm nhân thọ tiết kiệm để hiểu rõ hơn về yếu tố bảo vệ kết hợp tiết kiệm.
Còn rất nhiều cách khác nữa để tiết kiệm tiền nhưng mấu chốt của vấn đề vẫn là có mục tiêu rõ ràng cộng với chọn cách thức tiết kiệm phù hợp thì khả năng thành công của bạn rất lớn. Và ngoài ra, bạn cũng đừng chần chừ vì lý do nào đó, hãy bắt tay tiết kiệm ngay hôm nay bởi không có kế hoạch nào được thực hiện nếu bạn không hành động.
Nguồn TheBank