Hợp đồng vay thế chấp quyền sử dụng đất như thế nào?

Hiện nay, hoạt động vay thế chấp quyền sử dụng đất diễn ra phổ biến. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ được nội dung có trong hợp đồng vay thế chấp quyền sử dụng đất. Khách hàng cần nắm rõ các điều khoản trong hợp đồng để cuộc giao dịch đạt kết quả.

1. Hợp đồng vay thế chấp quyền sử dụng đất là gì?

Theo quy định tại Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005: Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất là sự thỏa thuận giữa các bên. Theo đó bên sử dụng đất dùng quyền sử dụng đất của mình để thực hiện nghĩa vụ dân sự với bên nhận thế chấp. Trong đó, bên thế chấp được tiếp tục sử dụng đất trong thời hạn thế chấp.

Vay thế chấp phải tuân theo hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất 

2. Trình tự thực hiện hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất

  • Bên thế chấp công chứng, chứng thực hợp đồng hoặc xác nhận theo quy định pháp luật, sau đó nộp kèm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất; Trường hợp bên thế chấp là hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở nông thôn thì có thể nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân xã. Trường hợp hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất được ký kết trước hoặc cùng thời điểm ký kết hợp đồng tín dụng thì nộp hồ sơ đăng ký thế chấp trong thời hạn không quá năm ngày làm việc, kể từ ngày ký kết hợp đồng tín dụng.
  • Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện đăng ký thế chấp vào hồ sơ địa chính, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bên nhận thế chấp trong ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ
  • Sau khi chấm dứt hợp đồng, bên thế chấp gửi hồ sơ xin xoá đăng ký thế chấp đến nơi đã đăng ký thế chấp.
  • Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất kiểm tra việc hoàn thành nghĩa vụ và thực hiện xoá đăng ký thế chấp trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và hồ sơ địa chính trong trong ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

>> Để vay thế chấp sổ đỏ một cách hiệu quả nhất bạn cần phải tìm hiểu những kinh nghiệm quý báu này.

Hợp đồng vay thế chấp quyền sử dụng đất

3. Hiệu lực hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất

Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm được đăng ký vào sổ địa chính theo Khoản 3 Điều 188 Luật đất đai quy định: Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.

4. Hậu quả pháp lý

Khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà không được thực hiện thì quyền sử dụng đất đã thế chấp được xử lý theo thỏa thuận của các bên hoặc bán đấu giá theo phán quyết của Tòa án theo Điều 721 Bộ luật Dân sự.

Khi đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp quyền sử dụng đất mà bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì quyền sử dụng đất đã thế chấp được xử lý theo thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận hoặc không xử lý theo thỏa thuận thì bên thế chấp có quyền khởi kiện tại Tòa án.

Trên đây là toàn bộ nội dung trong hợp đồng vay thế chấp quyền sử dụng đất, Khách hàng cần lưu ý những điều khoản trong hợp đồng để giao dịch đạt hiệu quả cao. Nếu còn điều gì thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.