Mục lục
Khi vay mua nhà trả góp, những yếu tố cơ bản như hồ sơ vay vốn, lãi suất áp dụng và cách tính lãi suất, các khoản phí phạt, các chương trình ưu đãi…là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng lớn đến khả năng trả nợ của bạn sau này.
Hồ sơ vay vốn
Khi bắt đầu làm hồ sơ vay mua nhà trả góp, nếu bạn thiếu giấy tờ, tài liệu bắt buộc sẽ phải đợi bổ sung, điều đó kiến cho tiến trình thủ tục bị chậm trễ, mất thời gian. Vì vậy, bạn nên biết trước mình cần phải chuẩn bị những giấy tờ gì theo yêu cầu của ngân hàng như giấy đề nghị vay vốn, hộ khẩu/chứng nhận tạm trú, CMND/hộ chiếu, hồ sơ chứng minh mục đích sử dụng vốn… Để có thể nắm được các thủ tục này, bạn yêu cầu nhân viên ngân hàng tư vấn kỹ. Nếu giấy tờ không sẵn sàng và không đầy đủ, việc vay vốn sẽ bị trì hoãn lâu hơn.
Cực kì thận trọng khi vay mua nhà trả góp nếu không muốn gặp rắc rối
Lãi suất và phương thức tính lãi
Lãi suất được áp dụng trong hợp đồng vay mua nhà gồm hai phương thức cơ bản là lãi suất cố định và lãi suất thả nổi. Nếu các bên thoả thuận áp dụng lãi suất cố định, thì lãi suất sẽ không thay đổi trong suốt thời hạn vay, bất kể lãi suất thị trường có tăng lên hay giảm xuống. Nếu các bên thoả thuận áp dụng lãi suất thả nổi thì mức lãi suất cho vay dựa vào lãi suất thị trường. Thực tế, các ngân hàng thường áp dụng lãi suất này.
Bạn cần đọc kỹ hợp đồng vay mua nhà trả góp, các điều khoản liên quan đến lãi suất những năm tiếp theo. Nên thuộc lòng “quy tắc vàng” đó là vốn thì cố định nhưng lãi vay ngân hàng thường bị thả nổi. Hiện nay nhiều ngân hàng mời chào với lãi suất ưu đãi hấp dẫn: 7-8%/năm nhưng chỉ áp dụng trong 6-12 tháng đầu tiên. Từ tháng thứ 13 trở đi, Mức lãi suất đó sẽ được điều chỉnh tăng thêm 3,5-4% tùy từng ngân hàng. Do vậy trước khi vay mua nhà ngoài lãi suất thấp, bạn cũng cần phải xem xét kỹ lãi suất thay đổi của các năm sau theo hợp đồng tín dụng.
Các khoản phí phạt
Đối với các khoản phí, phạt khi bạn vi phạm các điều khoản hơp đồng thì theo thông thường các ngân hàng sẽ có phí phạt từ 1% đến 3% trên số dư nợ còn lại khi khách hàng trả trước hạn. Còn đối với các khoản nợ quá hạn, ngân hàng thường sẽ áp dụng mức lãi suất cao khoảng 1,5 lần so với lãi suất trong hạn (các ngân hàng Vietcombank, Sacombank…sẽ áp dụng lãi suất 150% so với bình thường cho khoản nợ quá hạn). Với khoản vay lên đến hàng trăm triệu, nếu bị áp dụng lãi suất phạt cho khoản nợ hàng tháng sẽ gây thiệt hại không nhỏ phải không nào?
Cần lựa chọn thời gian vay và kỳ hạn trả nợ phù hợp với khả năng bản thân
Tuỳ khả năng trả nợ và thu nhập bản thân mà bạn nên chọn thời hạn vay và kỳ hạn trả nợ sao cho phù hợp. Nếu thu nhập của bạn cao thì bạn nên chọn thời hạn vay ngắn, như vậy sẽ giúp bạn giảm số tiền lãi hàng tháng mà bạn phải trả cho ngân hàng.
Ví dụ: Khi bạn vay mua nhà 300 triệu đồng, với lãi suất trung bình 10%/năm, nếu vay trong thời hạn 5 năm thì mỗi tháng sẽ trả nợ lãi mỗi tháng khoảng 2,5 triệu đồng lãi và 5 triệu tiền gốc, tổng cộng cả gốc và lãi là 7,5 triệu đồng/tháng. Nhưng nếu có thu nhập cao, bạn có thể rút ngắn thời hạn vay thành 2 năm. Với mức lãi suất như trên thì mỗi tháng bạn phải trả 27,5 triệu đồng.
Giao tiếp với nhân viên tư vấn của ngân hàng
Nếu bạn chưa bao giờ nghĩ đến vấn đề này thì thực sự bạn đã sai lầm. Với việc giao tiếp một cách lịch sự, cởi mở, gần gũi, thân thiện với nhân viên tư vấn thì ngoài việc bạn sẽ được họ tư vấn một cách nhiệt tình, hướng dẫn cẩn thận, chia sẽ kiến thức về hợp đồng vay mua nhà cũng như thông tin về ngân hàng bạn đang ký kết, bạn còn tạo ra được mối quan hệ tốt đẹp với một người có kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình hậu ký kết và thậm chí cả những hợp đồng ký kết (nếu có) sau này.