Vay bằng sổ đỏ có cần vợ, chồng cùng ký không?

Vay bằng sổ đỏ có cần vợ, chồng cùng ký không?

Vay thế chấp sổ đỏ là hình thức vay được khoản vốn lớn với thời hạn dài. Khi vay thế chấp sổ đỏ bạn cần phải mang tài sản bất động sản, nhà đất thuộc quyền sở hữu của mình ra thế chấp cho ngân hàng.

Căn cứ vào điều 167 luật đất đai năm 2013, người sử dụng đất có thể thực hiện các quyền năng của mình. Trong trường hợp chủ thể có quyền sử dụng đất có nhu cầu vay tiền thì có thể sử dụng biện pháp thế chấp.

Việc sử dụng tài sản riêng để thế chấp vay ngân hàng được nhiều người lựa chọn, hiện nay các ngân hàng đều hỗ trợ khách hàng trong việc hoàn thiện thủ tục vay. Tuy nhiên để được giải quyết khoản vay thuận lợi bạn cần nắm rõ quy định theo pháp luật trong các trường hợp tài sản thế chấp đứng tên vợ hoặc chồng.

Vay bằng sổ đỏ có cần vợ, chồng cùng ký không?

Theo điều 33 luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định cụ thể:

“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung”.

Trường hợp ngoại trừ được quy định tại khoản 1 điều 40 của luật này cụ thể:

“1. Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Phần tài sản còn lại không chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng”.

Như vậy, khi thế chấp tài sản để vay vốn ngân hàng có cần chữ ký của cả hai vợ và chồng hay cần xét các trường hợp dưới đây.

Sổ đỏ đứng tên hai vợ chồng

Căn cứ vào điều 33 của luật hôn nhân và gia đình năm 2014, quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng được hình thành trong thời kỳ hôn nhân. Trừ trường hợp một trong hai người được tặng cho riêng, thừa kế riêng hoặc thông qua giao dịch khác bằng tài sản riêng.

Trường hợp sổ đỏ là tài sản chung của hai vợ chồng được quy định tại khoản 4 điều 98 luật đất đai năm 2013 thì trong sổ đỏ phải ghi tên của cả hai người. Nếu hai người thỏa thuận chỉ ghi tên một người thì sẽ ghi tên một người nhưng thực tế quyền sử dụng đất vẫn thuộc quyền chi phối của hai người. Và cả hai đều có quyền và nghĩa vụ với mảnh đất này.

Theo đó khi thế chấp sổ đỏ đứng tên hai vợ chồng cần có chữ ký của cả hai. Tuy nhiên thường sẽ xảy ra hai trường hợp cụ thể:

Trường hợp thế chấp cả vợ và chồng đều đồng ý

Trong trường hợp sổ đỏ là tài sản chung và mang sổ đỏ đi thế chấp để vay tiền, nếu cả vợ và chồng đều đồng ý thì cần có chữ ký của cả hai. Những phát sinh khi thực hiện việc thế chấp sẽ là nghĩa vụ liên đới theo quy định tại điều 27 luật hôn nhân và gia đình năm 2014.

Vay thế chấp sổ đỏ đứng tên hai vợ chồng

Trường hợp một người chấp thuận một người không

Trong trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng mà chỉ có một bên vợ hoặc chồng mang sổ đỏ đi thế chấp vay tiền, bên còn lại không vi phạm những quy định về đại diện của vợ chồng, được quy định tại khoản 2, điều 26, luật hôn nhân và gia đình năm 2014. “Trong trường hợp vợ hoặc chồng có tên trên giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản tự mình xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch với người thứ ba trái với quy định về đại diện giữa vợ và chồng của luật này thì giao dịch đó vô hiệu, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật mà người thứ ba ngay tình được bảo vệ quyền lợi”.

Và khoản 1, điều 142, luật dân sự năm 2015 thì việc thế chấp đó sẽ trái pháp luật và bị vô hiệu. “Giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ một trong các trường hợp sau đây:

a) Người được đại diện đã công nhận giao dịch;

b) Người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý;

c) Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình không có quyền đại diện”.

Nếu bị vô hiệu thì các quyền, nghĩa vụ không được thực hiện và các bên sẽ phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận theo điều 131 của bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

“Điều 131. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định”.

Theo đó, nếu sổ đỏ là tài sản chung mang đi thế chấp một người chấp thuận một người không, mà bên còn lại không vi phạm quy định thì giao dịch sẽ bị vô hiệu và không được thực hiện.

Vay sổ đỏ một người chấp thuận, một người không

Sổ đỏ đứng tên vợ hoặc chồng

Nếu sổ đỏ đem ra thế chấp đứng tên vợ hoặc chồng thì đây là tài sản sở hữu riêng. Do đó chỉ cần chủ nhân của tài sản đó ký và không cần chữ ký của 2 người.

Theo điều 43 luật hôn nhân và gia đình 2014, tài sản riêng của vợ/chồng bao gồm các nhóm tài sản sau:

“1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 điều 33 và khoản 1 điều 40 của luật này”.

Theo đó, việc xác định tài sản riêng của vợ, chồng cần dựa vào 3 yếu tố gồm: Nguồn gốc tài sản, thời điểm tạo lập tài sản, thỏa thuận xác lập tài sản giữa vợ chồng. Vì vậy, việc chứng minh tài sản riêng cũng chính là chứng minh 3 yếu tố trên.

Sổ đỏ đứng tên vợ hoặc chồng

Nếu trường hợp không có căn cứ chứng minh tài sản của vợ hoặc chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng thì tài sản đó được coi là tài sản chung theo quy định tại khoản 3 điều 33 luật hôn nhân và gia đình.

Tóm lại khi vay thế chấp bằng sổ đỏ nếu sổ đỏ là tài sản chung thì cần có chữ ký của cả vợ và chồng. Nếu tài sản là của riêng vợ hoặc chồng thì chỉ cần có chữ ký của người đứng tên tài sản sở hữu vợ hoặc chồng.

Qua bài viết hy vọng sẽ đem lại thông tin hữu ích và giúp bạn đọc tìm được câu trả lời “Vay bằng sổ đỏ có cần vợ, chồng cùng ký không?”.

Đánh giá bài viết
Vay bằng sổ đỏ có cần vợ, chồng cùng ký không?
Rate this post

Gửi yêu cầu tư vấn