“Cò tín dụng” vẫn có đất để sống tốt

Thời buổi hiện nay “cò tín dụng” vẫn có đất để sống tốt. Người dân khi đi vay tín chấp không tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi như các ngân hàng thương mại

Với rất nhiều vụ việc xấu đã xảy ra trong thời gian gần đây xung quanh câu chuyện “có nên vay tiền ngân hàng qua tổ chức trung gian?” thì hầu như câu trả lời mà người đi vay và các Ngân hàng thương mại đều là không. Với góc độ nào đó thì tổ chức trung gian sẽ hỗ trợ người đi vay không am hiểu về vay tiếp cận được nguồn vốn của ngân hàng. Nhưng trong đó chứa đựng rất nhiều rủi ro như sau:

1, Bạn sẽ phải bỏ ra chi phí cho “cò tín dụng”:

Cụ thể là nếu muốn vay vốn ngân hàng, khách hàng vẫn trả lãi theo quy định của Ngân hàng ngoài ra phải trả phí môi giới thủ cho tổ chức trung gian, khoảng từ 3% số tiền vay trở xuống. Cách khác là khách hàng nếu muốn vay tiền từ bên ngoài, không phải từ ngân hàng thương mại thì theo lãi suất từ 2-3 nghìn/1 triệu/ ngày, thực tế thì đây là mức lãi suất khá cao, ngang ngửa với những hiệu cầm đồ hiện nay.

2, Bị lợi dụng, “vay ké”, lừa đảo hồ sơ:

Vụ việc mới đây, hơn 1 tỷ đồng là số tiền nợ mà hàng chục hộ dân xã An Chấn, huyện Tuy An, tình Phú Yên đang phải gánh vì tin tưởng vào tổ chức trung gian. Câu chuyện là 96 hộ gia đình ở đây có nhu cầu vay vốn làm ăn từ ngân hàng chính sách xã hội huyện Tuy An. Việc vay vốn được thực hiện thông qua các tổ chức vay vốn trung gian do Hội Liên hiệp phụ nữ xã đảm nhận. Tuy nhiên để vay được vốn thì phải cho 3 tổ trưởng vay vốn và Phó Chủ tịch Hội phụ nữ xã vay cùng với ít nhất 1/3 số tiền vay mới được tạo điều kiện.

Lợi dụng tình làng nghĩa xóm hàng trăm hộ gia đình đã chấp nhận hình thức này, phần lãi suất cũng không được trả theo quy định. Lúc này họ thực sự hoang khi số tiền thực vay chỉ bằng 1/3 số tiền nợ đang bị ghi tại ngân hàng

co-tin-dung-van-co-dat-de-song-tot

“Cò tín dụng” vãn có đất để sống tốt

==>Xem thêm Quy định phạt trả sai hạn trong hợp đồng vay tín chấp.

Theo báo Lao động, vào cuối tháng 3 năm nay, hàng trăm người dân Cà Mau mất nhà vì chiêu trò lừa đảo của bà trùm tín dụng đen Nguyễn Thị Bé Tám (50 tuổi, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau). Lợi dụng tình cảnh khó khăn của người dân để ép họ vay nợ bằng những khoản hợp đồng khống kèm theo giấy sử dụng động sản và bất động sản. Nhiều người biết điều này là không bình thường nhưng vẫn chấp nhận vì đang cần tiền. Kết quả là hàng trăm người rơi vào cảnh mất đất mất nhà, không còn chỗ để đặt bàn thờ.

Bà Phan Thị Út (54 tuổi, xã Tân Phú, huyện Bình Thới, Cà Mau), cách đây 2 năm bà được người môi giới gặp bà Tám vay 150 triệu, tiền vay không làm theo hợp đồng vay mượn mà làm theo hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất. Lợi dụng bà Út đang cần tiền, bà Tám đã ép bà Út vay với số tiền nhiều hơn thực tế với lời lẽ ngon ngọt, không ngờ chỉ sau vài tháng bà  Tám cho người đến đuổi vợ chồng bà Út ra khỏi nhà, khóa cửa rồi treo biển bán nhà, bà Út bức xúc chia sẻ.

Vụ việc trên như một lời cảnh tỉnh cho những người đi vay nhưng không chịu tìm hiểu, không tìm kiếm thông tin,… Nguyên nhân vụ việc xuất phát từ thực tế lúng túng về mặt thủ tục nên người dân ít liên hệ với ngân hàng. Khi có nhu cầu vay họ thường liên hệ với tín dụng đen. Hồ sơ vay vốn của ngân hàng có thể phát sinh hồ sơ giả như trường hợp trên, ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín, trách nghiệm pháp lý của người đi vay.

3, Rủi ro trong thủ tục và điều kiện vay:

  • Không phải ai cũng có thể tiếp cận trực tiếp và hiểu được thủ tục ngân hàng.
  • Không phải ai đi vay không có thời gian để tìm hiểu lãi suất lợi ích nhất cũng như sản phẩm vay phù hợp nhất đối với mình.
  • Không phải người đi vay nào khi tìm đến các ngân hàng cũng may mắn gặp được những nhân viên có kinh nghiệm, tư vấn thủ tục rõ ràng, không phải đi chuyển nhiều lần, tất nhiên nếu không may mắn gặp phải tư vấn viên thiếu kinh nghiệm thì sẽ rất khó khăn trong việc chuẩn bị hồ sơ, chưa kể đến việc có thể phát sinh những chi phí khác trong khâu chuẩn bị.
Đánh giá bài viết
“Cò tín dụng” vẫn có đất để sống tốt
5 (100%) 1 vote

Gửi yêu cầu tư vấn