Nhà ở xã hội có được thế chấp không?

Nhà ở xã hội là nhà thuộc sở hữu và sự quản lý của nhà nước. Nhằm cung cấp các căn hộ giá rẻ hơn thị trường để giải quyết nhu cầu nhà ở giá rẻ cho người có thu nhập thấp, các đối tượng thuộc biên chế nhà nước, người có thu nhập thấp hay người đóng bảo hiểm xã hội ít nhất một năm. Nhà ở xã hội có các chính sách ràng buộc trong mua bán, tránh tình trạng bị đầu cơ, làm giá nên việc mua nhà ở xã hội để đầu tư là khá may rủi. Vậy nhà ở xã hội có được thế chấp không?

Nhà ở xã hội có được thế chấp không?

Nhà ở xã hội có được thế chấp không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 4, 5 điều 19 Nghị định 100/2015/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, có quy định:

“4. Người mua, thuê mua nhà ở xã hội không được phép thế chấp (trừ trường hợp thế chấp với ngân hàng để vay tiền mua, thuê mua chính căn hộ đó) và không được chuyển nhượng nhà ở dưới mọi hình thức trong thời gian tối thiểu là 05 năm, kể từ thời điểm trả hết tiền mua, thuê mua nhà ở theo hợp đồng đã ký với bên bán, bên cho thuê mua; chỉ được phép bán lại, thế chấp hoặc cho thuê sau khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Kể từ thời điểm người mua, thuê mua nhà ở xã hội được phép bán nhà ở xã hội cho các đối tượng có nhu cầu thì ngoài các khoản phải nộp khi thực hiện bán nhà ở theo quy định của pháp luật, bên bán căn hộ nhà chung cư phải nộp cho Nhà nước 50% giá trị tiền sử dụng đất được phân bổ cho căn hộ đó; trường hợp bán nhà ở xã hội thấp tầng liền kề phải nộp 100% tiền sử dụng đất, tính theo giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành tại thời điểm bán nhà ở.

Trong thời hạn chưa đủ 05 năm, kể từ thời điểm trả hết tiền mua, thuê mua nhà ở xã hội, nếu bên mua hoặc thuê mua có nhu cầu bán lại nhà ở xã hội thì chỉ được bán lại cho Nhà nước (trong trường hợp thuê mua nhà ở xã hội do Nhà nước đầu tư) hoặc bán lại cho chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội (trong trường hợp mua, thuê mua nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngoài ngân sách) hoặc bán lại cho đối tượng được mua, thuê mua nhà ở xã hội theo quy định tại Điều 49 của Luật Nhà ở, với giá bán tối đa bằng giá bán nhà ở xã hội cùng loại tại cùng địa điểm, thời điểm bán và không phải nộp thuế thu nhập cá nhân”.

Như vậy, bạn không được phép thế chấp nhà ở xã hội (trừ trường hợp thế chấp với ngân hàng để vay tiền mua, thuê mua chính căn hộ đó).

Trên đây là thông tin giải đáp thắc mắc “nhà ở xã hội có được thế chấp không?”. Hy vọng qua bài viết sẽ đem lại thông tin hữu ích cho bạn đọc và giúp bạn giải đáp được thắc mắc.

Đánh giá bài viết
Nhà ở xã hội có được thế chấp không?
Rate this post

Gửi yêu cầu tư vấn