Lãi suất phẳng hiểu như thế nào mới đúng?

Thông thường khi đi vay vốn chúng ta thường thấy đề cập đến lãi suất phẳng, vậy lãi suất phẳng là gì? Hiểu như thế nào về lãi suất phẳng và cách tính lãi suất phẳng như thế nào? Khác gì với lãi suất tính trên dư nợ giảm dần?

Lãi suất phẳng là gì?

Lãi suất phẳng là một cách gọi khác của lãi suất trên dư nợ gốc, có nghĩa lãi suất được tính trên số tiền bạn vay ban đầu trong suốt thời hạn vay. Lãi suất phẳng thường được các ngân hàng, tổ chức tài chính áp dụng chung với lãi suất thả nổi.

Lãi suất phẳng luôn thấp hơn các hình thức tính lãi khác nên nhiều người đi vay nhầm tưởng cho rằng đây là mức lãi suất hấp dẫn. Tuy nhiên thực tế dù lãi suất phẳng thấp hơn các hình thức tính lãi khác nhưng tổng số tiền lãi phải trả nhiều hơn hình thức khác.

Ví dụ về lãi suất phẳng: Bạn vay 50 triệu đồng với thời hạn 1 năm (12 tháng) với lãi suất 8%. Trong suốt 12 tháng, lãi suất 8% sẽ luôn được tính trên tổng số tiền nợ gốc 50 triệu đồng.

Tiền lãi phải trả các tháng sẽ luôn = 8% lãi suất x tổng số tiền nợ 50 triệu đồng.

Phân biệt nhanh lãi suất phẳng và lãi suất trên dư nợ giảm dần

Hiện nay tại ngân hàng hay công ty tài chính việc tính lãi suất trên dư nợ gốc (lãi suất phẳng) và tính lãi suất trên dư nợ giảm dần là phổ biến nhất.

Vậy nên ta có thể phân biệt nhanh hai khái niệm về 3 cách tính lãi suất này như sau:

1. Về khái niệm:

  • Lãi suất phẳng là lãi suất tính trên tổng số tiền vay nợ ban đầu
  • Lãi suất trên dư nợ giảm dần tính tính số dư nợ còn lại thực tế sau khi đã trừ đi phần tiền khách hàng đã trả.

2. Về cách tính lãi:

– Cách tính lãi suất phẳng:

Khách hàng vay 100 triệu đồng thời hạn 1 năm (12 tháng). Trong suốt 12 tháng, số tiền lãi luôn được tính trên số tiền tổng số nợ gốc 100 triệu đồng. Như vậy tổng tiền lãi khách hàng phải trả sẽ tính như sau:

Tiền lãi phải trả mỗi tháng = Mức lãi suất x 100 triệu đồng.

Cách tính lãi suất phẳng khác với cách tính lãi suất trên dư nợ giảm dần

– Cách tính lãi suất trên dư nợ giảm dần:

Khách hàng vay 100 triệu đồng thời hạn 1 năm (12 tháng).

  • Tháng đầu tiên, lãi được được tính trên 100 triệu đồng và bạn đã trả bớt gốc 10 triệu đồng.
  • Tháng thứ hai, lãi sẽ chỉ tính trên 90 triệu đồng và bạn trả bớt gốc thêm 10 triệu đồng
  • Tháng thứ 3, lãi sẽ chỉ tính trên 80 triệu đồng và bạn trả bớt gốc thêm 10 triệu đồng.
  • Và các tháng tiếp theo sẽ lãi sẽ được tính tiếp tục theo cách thức này.

Tiền lãi phải trả mỗi tháng = Mức lãi suất x (100 triệu đồng – số tiền đã trả)

3. Mức lãi suất.

  • Lãi suất phẳng luôn có chỉ số thấp hơn hầu hết các hình thức tính lãi khác
  • Lãi suất dư nợ giảm dần luôn có chỉ số cao hơn lãi suất phẳng

Ví dụ: Giả sử lãi suất phẳng 8%/năm thì lãi suất trên dư nợ giảm dần 10%/năm

Thoạt đầu khi mới nhìn mức lãi suất trên khách hàng sẽ lãi suất phẳng sẽ hấp dẫn hơn lãi suất trên dư nợ giảm dần. Nhưng thực tế tổng số tiền lãi trong thời hạn vay mà khách hàng phải trả theo hai cách tính khác nhau:

Ví dụ 1: Cách tính lãi trên dư nợ gốc:

Khách hàng vay số tiền 120 triệu trong 6 tháng, lãi suất tính trên dư nợ gốc là 8%. Số tiền gốc phải trả là 20 triệu/tháng và tiền lãi phải trả 1 tháng = 8% x 120 triệu đồng/6 tháng= 1.600.000 VND. Tổng số tiền lãi phải trả trong 6 tháng là 9,6 triệu đồng.

Ví dụ 2: Cách tính lãi trên dư nợ giảm dần:

Khách hàng vay số tiền 120 triệu trong 6 tháng, lãi suất tính trên dư nợ giảm dần là 10%. Số tiền gốc phải trả là 20 triệu/tháng và tiền lãi phải trả sẽ tính như sau:

  • Tháng 1 = 10% x 120 triệu/6 = 2.000.000 VND.
  • Tháng 2 = 10% x 100 triệu/6 = 1.666.666 VND
  • Tháng 3 = 10% x 80 triệu/6 = 1.333.333 VND
  • Tháng 4 = 10% x 60 triệu/6 = 1.000.000 VND
  • Tháng 5 = 10% x 40 triệu/6 = 666.666 VND
  • Tháng 6 = 10% x 20 triệu/6 = 333.333 VND

Tổng số tiền lãi phải trả trong 12 tháng là 6.999.998 VND.

Qua đây có thể thấy rằng tổng số tiền lãi phải trả theo cách tính lãi suất phẳng (trên dư nợ gốc) cao hơn tiền lãi tính trên dư nợ giảm dần.

Hy vọng qua nội dung trên bạn đọc hiểu được lãi suất phẳng là gì cũng như cách tính lãi suất phẳng và hiểu rõ sự khác biệt giữa lãi suất phẳng và lãi suất trên dư nợ giảm dần.

Đánh giá bài viết
Lãi suất phẳng hiểu như thế nào mới đúng?
Rate this post

Gửi yêu cầu tư vấn