Mục lục
Giám đốc ngân hàng là gì?
Giám đốc ngân hàng hay được gọi là CEO ngân hàng, có nghĩa là giám đốc điều hành. Đây là vị trí đầu tàu đưa ra những chiến lược kinh doanh có lợi giúp ngân hàng phát triển ổn định, mở rộng thị trường, mở rộng khách hàng, huy động vốn…Vị trí này có tầm ảnh hưởng quan trọng với các ngân hàng và quyết định sự phát triển của đơn vị trong tương lai.
Giám đốc ngân hàng
Chính vì vậy để được bổ nhiệm làm Giám đốc ngân hàng, thì người lãnh đạo cần có những điều kiện cơ bản sau:
- Kiến thức sâu rộng: Ngoài những kiến thức chuyên môn về tài chính ngân hàng, thì người CEO phải có cái nhìn tổng quát và nhận định đúng về những vấn đề quan trọng trong cuộc sống, những kiến thức cần thiết về nhiều mặt, nhiều lĩnh vực khác nhau.
- Nền tảng về quản trị kinh doanh: CEO phải tạo cho mình một nền móng thật vững chắc và đã tốt nghiệp những chuyên ngành có liên quan đến quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng.
- Dành nhiều thời gian trau dồi bản thân hơn: Hãy tự tích lũy, trau dồi kinh nghiệm và kỹ năng giải quyết những vấn đề trong cuộc sống một cách ổn thỏa.
- Chịu được áp lực và sức khỏe tốt: Đây là yếu tố cần thiết nhất để một Giám đốc ngân hàng hoàn thành tốt nhiệm vụ. Bởi thời gian và khối lượng làm việc của một người CEO dài và cao gấp đôi người nhân viên bình thường.
Giám đốc ngân hàng học ngành gì?
Tất cả các khối học hiện nay đều có thể tạo nền tảng để giúp bạn tiến tới vị trí CEO ngân hàng. Một số khối thi phù hợp nhất gồm:
- Khối A với các môn Toán học – Vật lý – Hóa học hay Toán học – Vật lý – Tiếng Anh.
- Khối D gồm các môn thi theo ngành học gồm:
- D01:Ngữ văn- Toán- Tiếng Anh.
- D07: Toán- Hóa học- Tiếng Anh.
- D90: Toán- Khoa học tự nhiên- Tiếng Anh.
- D96: Toán- Khoa học xã hội- Tiếng Anh.
Ngoài ra bạn cần trau dồi những kiến thức và kỹ năng để đáp ứng được môi trường, công việc giải quyết những vấn đề trong cuộc sống.
Giám đốc ngân hàng cần làm gì?
Vị trí CEO ngân hàng chắc chắn phải đảm nhận những công việc vô cùng quan trọng và vất vả như:
- Xác định đường lối chiến lược kinh doanh và cạnh tranh cho ngân hàng.
- Lập kế hoạch định hướng phát triển cho ngân hàng qua từng giai đoạn.
- Thực hiện những hoạt động kinh doanh theo phê duyệt của Hội đồng quản trị.
- Xây dựng bộ máy ngân hàng, phê duyệt đề nghị bổ sung nhân sự, tăng lương, trợ cấp và đánh giá khen thưởng.
- Chịu mọi trách nhiệm về lợi nhuận, tăng trưởng của những mục tiêu đã đề ra.
- Phê duyệt sản phẩm, dịch vụ và các dự án đầu tư có liên quan.
- Thay mặt ngân hàng để thực hiện đàm phán và ký kết hợp đồng.
- Điều hành hoạt động của các tổ chức tín dụng thuộc hệ thống ngân hàng.
Giám đốc ngân hàng cần làm gì?
Nói chung không thể kể hết được công việc của một người Giám đốc điều hành ngân hàng. Họ luôn phải linh động mọi thứ để giải quyết các vấn đề khi có sự phát sinh một cách ổn thỏa nhất. Tuy nhiên với khối lượng công việc, sự áp lực cao cũng đổi lại cho họ mức lương ổn định và khác biệt rất nhiều so với nhân viên.
Giám đốc ngân hàng lương bao nhiêu?
Thay vì những người CEO phải bỏ công sức và làm việc cực nhọc thì sẽ đổi lại được mức lương không hề thấp. Ước tính một năm thu nhập của một CEO có thể bằng công sức lao động của nhiều người trong suốt nhiều năm.
Theo ghi nhận của phóng viên hiện mức lương cao nhất của CEO ngân hàng ở Top 1 lên đến hơn 20 tỷ đồng/năm, tương ứng hơn 1,6 tỷ đồng/tháng. Mức lương này thậm chí còn cao hơn cả Bầu Đức và các Ceo trong ngành trang sức đá quý.
Các CEO ngân hàng khác đang có mức lương rất cao khoảng 20.000 – 30.000 USD/tháng 4,8 – 7,2 tỷ đồng/năm hay 400 – 600 triệu đồng/tháng. Đây thường là các ngân hàng top 2. Còn các ngân hàng top 3, ngân hàng mới thì các CEO có lương thấp hơn chỉ khoảng 10. 000 USD/tháng, khoảng 200 triệu đồng.
Đối với các ngân hàng nhỏ, có lượng khách hàng thấp thì mức lương của CEO sẽ thấp hơn, rơi vào khoảng vài chục triệu – vài trăm triệu mỗi tháng. Tuy nhiên các CEO ngân hàng không chỉ có lương mà phần lớn các CEO sẽ tham gia mua cổ phiếu và có tài sản tính theo số lượng cổ phiếu của họ.
Như vậy bài viết trên đã chia sẻ cho bạn những thông tin về vị trí giám đốc ngân hàng, qua đó chắc hẳn bạn đã nắm rõ được vị trí này là gì, làm gì, lương bao nhiêu… Hy vọng bài viết sẽ đem lại thông tin hữu ích cho bạn đọc.